Phát huy tính nhân văn sâu sắc, nhằm tạo nguồn kinh phí hỗ trợ các gia đình hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.Với nhận thức về tầm quan trọng đặc biệt của môi trường đối với đời sống, sức khỏe của con người, Hội LHPN xã Thừa Đức đã và đang triển khai thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo với các mô hình hiệu quả, thiết thực, góp phần cải thiện môi trường xung quanh, nâng cao chất lượng cuộc sống hội viên, phụ nữ và cộng đồng.
Điểm tập kết phế liệu mô hình “biến rác thải thành học bổng”
Mô hình “Biến rác thải thành học bổng” là cách làm thiết thực giúp chị em hỗi viên quan tâm, gắn kết, phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách”, đồng thời nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, môi trường được đông đảo cán bộ hội viên phụ nữ, nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Cứ vào dịp cuối tuần, các gia đình đều gom rác tái chế như: Chai, lon, bìa cát tông, sắt vụn, các loại nhựa… để cuối tháng mang đến các điểm tập kết tại các chi hội hoặc liên hệ trực tiếp cán bộ Hội đến đến hộ gia đình để thu gom. Sau đó đẩy về các điểm tập kết. Sau khi thu gom và bán để gây quỹ, Hội đã họp bình xét để hỗ trợ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã. Nhận thấy được sự ý nghĩa thiết thực, chị em hội viên và nhân dân đều hết sức đồng tình ủng hộ, hăng hái tham gia thu gom từng vỏ lon bia, tấm giấy vụn để ủng hộ mô hình này.
Hội LHPN xã trao học bổng từ quỹ mô hình “Biến rác thải thành học bổng”
Ngoài ra, để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong bảo vệ môi trường nói chung, giữ gìn vệ sinh môi trường sống nói riêng, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hạn chế phát thải chất thải rắn trong đời sống sinh hoạt của Nhân dân. Hội LHPN xã còn triển khai và nhân rộng mô hình “Phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng men vi bản địa IMO”. Đến nay, số hộ gia đình áp dụng men vi sinh IMO để xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình là khoảng 100 hộ. Qua khâu xử lý ủ IMO khô với rác thải hữu cơ,đến nay Hội đã thu được khoảng 150kg phân hữu cơ. Sau khi sử dụng vi sinh IMO ủ thành phân bón, các chị em xã đã lấy nguồn phân này bón cho cây ở các tuyến đường hoa ở khu dân cư và vườn rẫy của hộ gia đình. Ngoài việc xử lý rác thải các chị em phụ nữ còn làm mô hình nước rửa chén sinh học.Về phương diện môi trường, các chế phẩm và phụ phẩm nông nghiệp được tận dụng hoàn toàn, giảm thải ra môi trường đất, nước và không khí.
Hội viên phân loại rác thải thực phẩm dùng làm phân bón
bằng phương pháp vi sinh vật bản địa IMO
Trong thời gian tới, Hội LHPN xã và các chi hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ duy trì, nhân rộng thực hiện các mô hình, vừa có ý nghĩa thiết thực, vừa góp phần bảo vệ môi trường tại địa phương.
Bùi Thế Dũng