Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 14/02/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2015-2020; Chỉ thị số 07-CT/TU, ngày 12/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, giai đoạn 2021-2025. Ngày 10/3/2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy ban hành Văn bản số 39-CV/BTGDVTU đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương giới thiệu các điển hình tập thể, cá nhân thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo” phục vụ công tác tuyên truyền. Đến nay, qua tổng hợp trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình “Dân vận khéo” cần được truyên truyền nhân rộng, cụ thể như sau:
1- Mô hình “Bữa ăn yêu thương“ của Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội Chữ Thập Đỏ phường Suối Tre (thành phố Long Khánh) gồm có 25 thành viên với mục đích giúp cho hội viên phụ nữ, hội viên chữ thập đỏ, người già neo đơn, người khuyết tật, những bệnh nhân đang điều trị tại 02 Bệnh viện (Đa khoa khu vực Long Khánh, Đa khoa Cao su Đồng Nai) có hoàn cảnh khó khăn và Nhân dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường sẻ chia một phần khó khăn để họ cảm thấy ấm lòng hơn; Mô hình đã phát những phần cơm chay, cháo, nui, hủ tiếu, bánh mì miễn phí. Qua mô hình, thể hiện sự quan tâm của cộng đồng xã hội đối với những người có hoàn cảnh đang thật sự cần sự giúp đỡ chung tay của cả cộng đồng…
Sự quan tâm của cộng đồng đối với xã hội
2- Mô hình “IMO”
Nhằm tiết kiệm đầu tư kinh phí mua phân bón, tự ủ các phế phẩm trong sinh hoạt, nông nghiệp như: chuối, cá hồ bị chết, bánh dầu đậu phộng, rác bếp… tạo ra lượng phân hữu cơ bón cho cây trồng hiệu quả. Kết quả thực hiện đến nay, Hội Nông dân các phường, xã đã gửi tài liệu và trực tiếp hướng dẫn thông qua việc mời cán bộ của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố đặc biệt là mời các hộ làm mô hình "IMO" thành công, trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật làm "IMO" hiệu quả. Kết quả 186 hộ/186 hộ đã thực hiện thành công việc nuôi, nhân Vi sinh học bản địa (IMO).
3- Mô hình “Tuyến đường hoa ban công tác Mặt trận” của xã Bảo Quang (thành phố Long Khánh) đã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, việc duy trì và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu là việc thường xuyên, nhất là, đối với tiêu chí thiếu bền vững như: tiêu chí môi trường, cảnh quan khu dân cư "sáng - xanh - sạch - đẹp". Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Bảo Quang xây dựng kế hoạch thi đua xây dựng “Đường hoa Ban công tác Mặt trận” và triển khai đến 05 Ban công tác Mặt trận ấp để đăng ký. Đến nay, trên địa bàn xã Bảo Quang, 100% ấp đều xây dựng tuyến đường hoa tạo cảnh quan môi trường cũng như nâng chất tiêu chí nông thôn mới Kiểu mẫu.
Cùng chung tay xây dựng khu dân cư (sáng - xanh - sạch - đẹp)
4- Mô hình “Cùng chung một tấm lòng“ của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Xuân Lập (thành phố Long Khánh). Hiệu quả mang lại đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, đậm tính nhân văn, hướng tới đối tượng người nghèo, người yếu thế, tiếp thêm động lực, niềm tin giúp họ vươn lên trong cuộc sống, đã và đang góp phần làm vơi bớt khó khăn cho các đối tượng dễ bị tổn thương, động viên họ thêm niềm tin, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Mô hình “Cùng chung một tấm lòng“ đã tặng thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh hộ khó khăn 20 thẻ với số tiền 12.700.000 đồng; trao 60 suất học bổng 700.000 đồng/01 suất với số tiền 42.000.000 đồng; thăm đột xuất 01 em khó khăn do ngộ độc thực phẩm 2.000.000đ. Tổ chức trao 345 phần quà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường, số tiền 172.500.000 đồng. Tổng số tiền 229.200.000 đồng.
5- Mô hình “ Tôn giáo tiếp sức học sinh đến trường” của Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Bảo Vinh (thành phố Long Khánh), có 18 thành viên, mục đích của mô hình là vận động các cơ sở tôn giáo đóng góp hỗ trợ, giúp đỡ cho các em học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn. Động viên, khuyến khích các em học sinh vươn lên trong học tập, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Cụ thể là: hỗ trợ xe đạp; thẻ bảo hiểm y tế; trao học bổng; đồ dùng học tập (sách vở, bút; cặp, bàn học...), trao quà… Dự kiến mỗi năm vận động khoảng 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
6- Mô hình “Camera an ninh” tổ 21a, 21b, 21c, khu phố Bảo Vinh A của tổ Dân vận khu phố Bảo Vinh A (phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh), mục đích của mô hình bảo đảm an ninh trật tự, góp phần phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế việc vứt rác không đúng nơi quy định trong khu dân cư; việc lắp camera an ninh trong khu phố giúp mọi người dân có thể bao quát được toàn bộ khu vực một cách hiệu quả.
7- Mô hình "Chỉnh trang đô thị” của Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Suối Tre (thành phố Long Khánh) phát động, các ban, ngành, đoàn thể, tổ khu phố hưởng ứng; đồng thời, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường tăng cường công tác vận động, tuyên truyền để Nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng và nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh môi trường, đường phố, xây dựng cảnh quang đô thị, khu dân cư, lắp đèn chiếu sáng, camera an ninh, bê tông hóa các tuyến đường giúp cho việc đi lại của Nhân dân trên địa bàn thuận tiện, việc chở hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp của Nhân dân được dễ dàng, các camera an ninh phát huy tác dụng trong việc ngăn ngừa tội phạm trên địa bàn,…
8- Mô hình “Móc khóa Công đoàn” do Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Long Khánh đã xây dựng kế hoạch, biên soạn bản tin, phối hợp các ngành chức năng: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội, Công an thành phố, UBND các xã, phường nhiều nhà trọ đông công nhân sinh sống, doanh nghiệp cung cấp 5.000 “Móc khóa Công đoàn”, trong đó, gồm số 03 điện thoại đường dây nóng, đặt, làm các bản tin, nhỏ gọn, đầy đủ số điện thoại của LĐLĐ thành phố các cơ quan chức năng khi cần đoàn viên, người lao động có thể gọi phản ánh, tư vấn. Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố đã trang bị 64 bản thông tin, số điện thoại đường dây nóng tại các khu nhà trọ cho người lao động (NLĐ), công nhân sinh sống, tại trụ sở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cung cấp trang bị trên 5.000 “Móc khóa công đoàn” cho đoàn viên là công nhân, NLĐ trong các doanh nghiệp trên địa bàn. Thông qua đó, đã cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật miễn phí cho công nhân, NLĐ tại các khu nhà trọ có đông công nhân sinh sống trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ kịp thời phản ánh các vấn đề thắc mắc của mình, nâng cao vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn, tạo niềm tin, động viên đoàn viên, NLĐ tiếp tục nỗ lực học tập, sản xuất, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, đảm bảo tình hình an ninh trật tự.
9- Mô hình “Tổ công nghệ số cộng đồng” đưa người dân đến gần hơn với chính quyền số, nhằm thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực. Để đưa công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, góp phần từng bước xây dựng nền tảng chính quyền số ở địa phương,
10- Mô hình Câu lạc bộ “Ông, Bà, Cháu” gồm có 03 cơ quan: Hội CCB, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Thành đoàn, do Hội CCB thành phố làm chủ nhiệm. Đây là mô hình duy nhất của Hội CCB tỉnh Đồng Nai, góp phần giáo dục truyền thống, tham gia xây dựng hệ thống chính trị, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Đến nay, đã tổ chức 37 buổi sinh hoạt với mục đích truyền lửa cho thế hệ trẻ, nâng cao nhận thức của thanh, thiếu niên, học sinh về lịch sử truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và tỏ lòng tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giới thiệu về truyền thống của quê hương anh hùng, những di tích lịch sử, văn hóa của địa phương.
Thanh Hải