Năm 2014, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-HĐND, ngày 11/7/2014 về Chương trình phát triển đô thị tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2030; qua 10 năm triển khai thực hiện, việc phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan. Từ 2014 đến nay, nhiều Chương trình phát triển các đô thị của tỉnh đã được phê duyệt; đô thị thành phố Biên Hòa đã được công nhận là đô thị loại I năm 2016; đô thị Long Khánh nâng cấp từ thị xã lên thành phố năm 2019 và là đô thị loại III; thành lập thêm thị trấn Long Giao và nâng cấp nhiều xã của Biên Hòa và Long Khánh lên thành phường; đô thị Long Thành, Trảng Bom được công nhận là đô thị loại IV và đang phấn đấu trong những năm sắp tới nâng lên đô thị loại III; một số chương trình phát triển đô thị hiện đang tiếp tục thực hiện cho các đô thị như đô thị Dầu Giây, Gia Ray, Nhơn Trạch.
Vòng xoay Tam Hiệp ( thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
Quá trình đô thị hóa tại Đồng Nai phát triển ngày một mạnh mẽ, thu hút nhiều lao động tới làm việc tại các khu công nghiệp tập trung. Bằng chứng cho thấy tốc độ tăng trưởng dân số nhanh chóng và mở rộng không gian đô thị tại Biên Hòa, Long Khánh, Trảng Bom, Nhơn Trạch, nơi có các khu công nghiệp lớn hoạt động có hiệu quả, các dự án khu dân cư, khu đô thị thu hút tập trung đầu tư như: Aqua City, Khu đô thị Waterfront City, khu đô thị Đại Phước… Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa đạt gần 70% cao hơn trung bình của toàn quốc; dân số toàn tỉnh tính đến nay khoảng 3,2 triệu người. Về kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, nhân lực, quốc phòng, an ninh ... có những bước phát triển; kinh tế trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người tăng dần. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được chú trọng nên chất lượng đô thị đã được cải thiện hơn nhiều, hệ thống hạ tầng đô thị đã được đầu tưch tắc giao thông; góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Cùng với đó, việc phát triển các khu công nghiệp đến nay toàn tỉnh có 32 khu công nghiệp đang hoạt động; thu hút 2.122 dự án của 44 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 1.801 dự án đã đi và tương đối cơ bản định hình, một số dự án quan trọng quốc gia như Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, các tuyến đường trọng yếu kết nối với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành như đường Vành đai 3, Vành Đai 4, các tuyến cao tốc như cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác, tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được khởi công xây dựng… là sự thuận lợi lớn để tỉnh Đồng Nai kết nối các tỉnh khác trong vùng; vận chuyển hàng hóa thuận lợi và phục vụ tốt quốc phòng, an ninh, giải quyết hoạt động (1.273 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 528 dự án có vốn đầu tư trong nước). Đồng Nai được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong việc xây dựng và phát triển khu công nghiệp, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển các khu đô thị mới, khu dân cư tập trung tại thành phố Biên Hòa, Long Thành, Trảng Bom, Long Khánh và Nhơn Trạch.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua cũng có những hạn chế trong quá trình phát triển cũng như quản lý đô thị. Những hạn chế này được bộc lộ từ khâu quy hoạch phát triển đô thị đến quản lý; công tác đầu tư, thực thi quy hoạch và quản lý phát triển đô thị có nhiều điểm bất cập như: về mô hình phát triển, các hướng phát triển đô thị; quy hoạch sử dụng đất, phân khu chức năng; giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội... Mặt khác, kết cấu hạ tầng đô thị cũng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của Nhân dân. Các chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường dù đã được đề ra và triển khai thực hiện nhưng lại chưa mang lại kết quả rõ rệt. Đặc biệt, công tác quản lý quy hoạch tại các đô thị còn hạn chế. Nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị được xây dựng lên nhưng không thu hút được dân cư đến sinh sống và làm việc, do việc đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội, tiện ích xã hội còn hạn chế.
Năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 586/QĐ-TTg, ngày 03/7/2024. Trong đó, lĩnh vực phát triển đô thị của tỉnh đã có nhiều định hướng mới được xác định. Đối với hệ thống đô thị, quy hoạch xác định đến năm 2030, Đồng Nai sẽ có 19 đô thị, bao gồm: 01 đô thị loại I (thành phố Biên Hòa); 02 đô thị loại II (thành phố Long Khánh và đô thị Nhơn Trạch); 01 đô thị loại III (Long Thành); 07 đô thị loại IV và 08 đô thị loại V. Giai đoạn 2030-2050, Đồng Nai có 26 đô thị, bao gồm: 03 đô thị loại I (thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh và đô thị Nhơn Trạch); 01 đô thị loại II (thành phố Long Thành); 01 đô thị loại III (thành phố Trảng Bom); 07 đô thị loại IV và 14 đô thị loại V.
Đồ họa thể hiện xếp loại các đô thị trên địa bàn tỉnh hiện nay
Cùng với đó, một số đô thị quan trọng của tỉnh cũng có sự thay đổi lớn về tính chất. Trong đó, khu vực đô thị sân bay Long Thành sẽ phát triển khu đô thị tại phía Tây Nam Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Đồng thời, phát triển các khu cụm công nghiệp, logistics phía Đông Nam, liên kết với hệ thống công nghiệp - dịch vụ hậu cần cảng biển Cái Mép - Thị Vải; phát triển chuỗi đô thị - công nghiệp - dịch vụ theo trục đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, quốc lộ 51… Đối với đô thị Nhơn Trạch sẽ phát triển chuỗi đô thị - dịch vụ - công nghiệp công nghệ cao, kết nối đồng bộ về cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics với hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải, cảng biển Phước An, trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển tuyến dịch vụ - du lịch kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành với khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Tại huyện Cẩm Mỹ sẽ phát triển khu đô thị - công nghiệp - dịch vụ Sông Nhạn tại cửa ngõ phía Đông Bắc Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Trong khi đó, đô thị Trảng Bom được định hướng nâng cấp toàn huyện lên thành phố. Đô thị Thống Nhất sẽ giữ vị trí đầu mối giao thông quan trọng của vùng Đông Nam Bộ. Đặc biệt, khu vực hành lang sông Đồng Nai cũng được định hướng mô hình phát triển dịch vụ, đô thị, du lịch sinh thái có chọn lọc. Liên kết hài hòa tuyến cảnh quan ven sông với tuyến TOD liên đô thị. Phát triển giao thông đường thủy phục vụ du lịch và dân dụng, cùng các hoạt động vui chơi giải trí nước đa dạng. Mục tiêu đã đặt ra cho Đồng Nai đến năm 2030 Đồng Nai sẽ trở thành một Trung tâm đô thị - công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao và vùng nông lâm nghiệp hiện đại phát triển cân bằng và bền vững; Các đô thị của tỉnh đảm nhiệm được vai trò hạt nhân phát triển kinh tế xã hội của từng vùng - nhanh chóng hình thành các đô thị công nghiệp và dịch vụ; Đến năm 2050 sẽ tập trung nâng cao chất lượng đô thị, phát triển theo mô hình đô thị sinh thái.
Để CTDV gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đề ra một số giải pháp sau: (1) Trước yêu cầu phát triển đô thị của tỉnh trong những năm tới theo hướng văn minh, hiện đại đặt ra cho công tác dân vậnCTDV của các cấp ủy đảng và cả hệ thống chính trị phải có những cách làm gắn với thực tiễn, sát với đặc thù phát triển và tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Trong đó, vai trò hàng đầu là của các cấp ủy đảng đối với CTDV, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đô thị văn minh, hiện đại trên địa bàn tỉnh; (2) Hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức phù hợp như: sử dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền; phát huy tính tiền phong gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng tủ sách pháp luật ở cơ sở; khuyến khích thói quen đọc sách, báo viết, báo mạng để nâng cao nhận thức hiểu biết về kiến thức pháp luật và những thông tin thời sự, đời sống xã hội... giúp cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức công dân để mỗi người dân sống luôn thượng tôn pháp luật, sống có văn hóa, giữ nền nếp, truyền thống gia đình, xây dựng các quy chế, quy ước và luật pháp làm cơ sở xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị; (3) CTDV cần chú trọng đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, qua đó, phát huy quyền làm chủ tập thể của Nhân dân trong xây dựng đô thị văn minh, hiện đại. Sự kết nối giữa người dân với chính quyền tham gia xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, giúp cho chính quyền có những chủ trương, chính sách phù hợp với lòng dân, chăm lo lợi ích Nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân. Có như vậy, người dân mới vào việc cùng chính quyền, tự nguyện tham gia những công việc bình thường nhất nhưng có ích cho xã hội như giữ gìn ngõ hẻm, khu phố sạch đẹp, không rác, giữ gìn lòng đường, vỉa hè thông thoáng, sạch sẽ, tạo mỹ quan đô thị; (4) Chính quyền các cấp thực hiện tốt mô hình “Chính quyền thân thiện”, “Buổi sáng với Nhân dân”, tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, trách nhiệm trong thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; tập trung vào một số lĩnh vực: công khai chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thủ tục hành chính, quy hoạch sử dụng đất, về tài chính, thủ tục hành chính, công tác cán bộ, tiếp thu giải quyết các ý kiến của Nhân dân đúng pháp luật; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội theo Quyết định 217-QĐ/TW và Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị đối với chính quyền và các cơ quan nhà nước.
Xây dựng và phát triển đô thị văn minh, hiện đại trên địa bàn tỉnh không chỉ là mục tiêu mà còn là xu hướng tất yếu mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Đồng Nai đang quyết tâm thực hiện. Mục tiêu đó là một trong những nhiệm vụ sẽ gặp không ít những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, tuy nhiên với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, tin rằng sẽ đạt được kết quả cao theo mục tiêu mà tỉnh đã đề ra; trong đó, vai trò của CTDV trở thành một trong những giải pháp quan trọng để tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu Đồng Nai trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao, vượt qua ngưỡng thu nhập cao trong nhóm đầu của cả nước. Kinh tế phát triển năng động và đi đầu trong phát triển kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế. Bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ, thích ứng với biến đổi khí hậu; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc.
Hữu Hoàng