Lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy định về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị

27/11/2023 17:21:55 922      Chọn cỡ chữ A a  

 

Ngày 24/11/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy định số 31-QĐ/TU về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị từ tĩnh đến cơ sở.

I-Về bố cục:

Quy định số 31-QĐ/TU, ngày 24/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị (gọi tắt là Quy định 31) có kết cấu thành 04 chương, 20 Điều, gồm:

-  Chương I: Quy định chung, gồm 05 điều (từ Điều 1 đến Điều 5).

- Chương II: Kiểm điểm tự phê bình và phê bình đối với tập thể, cá nhân, gồm 04 điều (từ Điều 6 đến Điều 9).

- Chương III: Đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tập thể, cá nhân, gồm  05 điều (từ Điều 10 đến Điều 14).

- Chương IV: Tổ chức thực hiện, gồm 06 điều (từ Điều 15 đến Điều 20).

II- Về nội dung:

Quy định 31 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trên cơ sở tiếp thu đầy đủ nội các dung Quy định 124-QĐ/TW, ngày 04/10/2023 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị; Hướng dẫn số 25-HD/BTCTW, ngày 10/11/2023 của Ban Tổ chức Trung ương về một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị. Đồng thời, kế thừa những nội dung còn phù hợp của Hướng dẫn số 05-HD/TU, ngày 12/12/2019, Quy định số 05-QĐ/TU, ngày 08/7/2021 Quy định số 06-QĐ/TU, ngày 30/7/2021, Quy định số 38-QĐ/TU, ngày 23/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và cập nhật những nghị quyết, quy định, .... hiện hành về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; cụ thể hóa về đối tượng, quy trình, phương pháp, các bước tiến hành kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng; phân cấp, phân quyền về thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị tỉnh Đồng Nai theo hướng đảm bảo đầy đủ, toàn diện, chặt chẽ, thực chất, công tâm, khách quan để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác đánh giá cán bộ, làm cơ sở để thực hiện tốt các khâu liên quan trong công tác cán bộ. Cụ thể như sau:

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, quy trình, tiêu chí và trách nhiệm, thẩm quyền về công tác kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị tỉnh Đồng Nai.

2. Đối tượng áp dụng là cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý, tổ chức, cơ quan, đơn vị (gọi tắt là tập thể) và cá nhân trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

Điều 2. Mục đích, yêu cầu

1. Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, tự soi, tự sửa, thấy được ưu điểm để phát huy, hạn chế, khuyết điểm để khắc phục; chủ động phát hiện, ngăn chặn biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, tổ chức, cơ quan, đơn vị nhất là người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên; đảm bảo trung thực, công tâm, khách quan, công khai, đạt được kết quả thực chất.

3. Sau khi có kết quả kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng phải xây dựng kế hoạch, xác định rõ các giải pháp, lộ trình khắc phục, phân công lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm.

Điều 3. Quan điểm, nguyên tắc

1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, đúng thẩm quyền, trách nhiệm.

2. Chú trọng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trách nhiệm, phương pháp trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là hiệu quả công việc. Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; gắn kết quả của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý với kết quả của địa phương, cơ quan, đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

3. Kết hợp chặt chẽ kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

4. Tập thể, cá nhân phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, xếp loại. Cá nhân vắng mặt hoặc chưa được đánh giá, xếp loại thì phải tổ chức đánh giá, xếp loại trong thời gian sớm nhất.

5. Cấp ủy, tổ chức đảng mới được thành lập, chia tách, sáp nhập, cán bộ, lãnh đạo quản lý được bổ nhiệm chức vụ chưa đủ 6 tháng tính đến thời điểm đánh giá, xếp loại vẫn tiến hành kiểm điểm theo quy định, nhưng không đánh giá, xếp loại. Các tổ chức đảng mới được chuyển giao, tiếp nhận trong năm thì lấy ý kiến đánh giá, nhận xét của cấp ủy cấp trên trực tiếp (nơi chuyển giao) làm cơ sở để đánh giá, xếp loại ở nơi mới tiếp nhận.

6. Mức xếp loại của người đứng đầu không được cao hơn mức xếp loại của tập thể lãnh đạo, quản lý, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình đứng đầu, trừ trường hợp người đứng đầu mới chuyển đến không liên quan mức xếp loại của tổ chức, cơ quan, đơn vị mới.

7. Những nơi có dưới 05 tổ chức đảng; 05 tập thể lãnh đạo, quản lý; 05 đảng viên; 05 cán bộ lãnh đạo, quản lý và có 100% tập thể, cá nhân xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” thì được chọn 01 tổ chức đảng; 01 tập thể lãnh đạo, quản lý; 01 đảng viên; 01 cán bộ lãnh đạo, quản lý được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” nếu đủ điều kiện theo quy định.

8. Việc biểu quyết mức xếp loại chất lượng và khen thưởng đối với tập thể, cá nhân thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín. Tập thể, cá nhân phải đạt tỷ lệ trên 50% so với tổng số đảng viên chính thức hoặc thành viên có quyền biểu quyết của tổ chức, tập thể cơ quan, đơn vị đó tán thành. Kết quả biểu quyết, nếu không có mức xếp loại nào đủ số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ mức cao nhất xuống đến mức liền kề thấp hơn, đến mức nào mà kết quả có đủ số phiếu theo quy định thì quyết định mức đó.

Điều 4. Căn cứ kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng

1. Điều lệ Đảng, nghị quyết, quy định của Đảng có liên quan.

2. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của tập thể, cá nhân.

Điều 5. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, những từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. “Cán bộ: Bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người quản lý doanh nghiệp nhà nước, người làm việc trong các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, lực lượng vũ trang.

2. “Cán bộ lãnh đạo, quản lý”: Bao gồm cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, viên chức quản lý, người quản lý doanh nghiệp Nhà nước, người giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy trong lực lượng vũ trang.

3. “Tập thể lãnh đạo, quản lý”: Là tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; Ban Thường vụ các tổ chức hội cấp tỉnh (nơi không lập đảng đoàn); ban lãnh đạo (cấp trưởng và cấp phó) cơ quan, đơn vị cấp tỉnh (nơi không lập ban cán sự đảng, đảng đoàn); Hội đồng thành viên (Hội đồng quản trị) và ban giám đốc hoặc chủ tịch công ty (nơi không có Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị) và ban giám đốc các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh; ban thường vụ các cấp ủy trực thuộc tỉnh; tập thể thường trực Hội đồng nhân dân, tập thể lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện; ban lãnh đạo (cấp trưởng và cấp phó) cơ quan, đơn vị cấp huyện; ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, ban thường vụ các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, ban thường vụ các tổ chức hội cấp huyện; tập thể thường trực Hội đồng nhân dân, tập thể Ủy ban nhân dân cấp xã; ban thường trực (đối với Mặt trận Tổ quốc), ban chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

4. Người đứng đầu”: Là người được bầu, bổ nhiệm hoặc chỉ định giữ chức vụ cấp trưởng (hoặc được giao quyền, giao phụ trách) trong các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước.

5. “Cấp có thẩm quyền”: Là tập thể lãnh đạo hoặc người đứng đầu được giao quyền quyết định đối với chức danh cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.

6. “Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ”: Là cơ quan (bộ phận) của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội, đơn vị lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước trực tiếp tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định đối với công tác tổ chức cán bộ và cán bộ.

7. “Đơn vị cơ sở”: Là phòng, ban, trung tâm trực thuộc sở, ban, ngành, huyện, thành phố và tương đương; là khoa, phòng, trung tâm và tương đương đối với các đơn vị sự nghiệp; là phòng, ban, phân xưởng và tương đương đối với các doanh nghiệp

8. “Cấp ủy nơi công tác”: Là đảng ủy, chi ủy nơi cán bộ, đảng viên sinh hoạt đảng và công tác.

9. “Cấp ủy nơi cư trú”: Là đảng ủy, chi ủy nơi cán bộ, đảng viên sinh sống thời gian dài nhất trong thời hạn đánh giá.

Chương II
KIỂM ĐIỂM TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
TẬP THỂ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VÀ CÁ NHÂN

Điều 6. Đối tượng kiểm điểm

1. Tập thể

1.1. Các cấp ủy, tổ chức đảng

1.1.1. Cấp tỉnh:

a) Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

b) Các ban cán sự đảng, đảng đoàn thuộc Tỉnh ủy.

1.1.2. Cấp huyện và tương đương: Ban Thường vụ các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.

1.1.3. Cấp cơ sở: Ban thường vụ đảng ủy cơ sở (nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành), chi ủy cơ sở, đảng ủy bộ phận, chi ủy chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ phận.

1.2. Tập thể lãnh đạo, quản lý

1.2.1. Cấp tỉnh

a) Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban đảng tỉnh, cơ quan Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Báo Đồng Nai, Trường Chính trị tỉnh.

b) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Thường vụ các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh.

c) Tập thể lãnh đạo, quản lý Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh, các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh (Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ).

d) Tập thể ban thường vụ các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp tỉnh (nơi không lập ban thường vụ thì kiểm điểm tập thể lãnh đạo).

đ) Đối với các cơ quan ngành dọc Trung ương trên địa bàn thực hiện theo Hướng dẫn của ngành dọc cấp trên (nếu có) hoặc vận dụng thực hiện theo quy định này.

e) Tập thể lãnh đạo, quản lý khác do ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị quy định theo thẩm quyền.

1.2.2. Cấp huyện và tương đương

a) Tập thể thường trực hội đồng nhân dân, tập thể lãnh đạo ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị thuộc huyện ủy, thành ủy, Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh. 

c) Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị thuộc ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

d) Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện; ban thường vụ tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện và tương đương.

đ) Tập thể ban thường vụ các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp huyện (nơi không lập ban thường vụ thì kiểm điểm tập thể lãnh đạo);

e) Đối với các cơ quan ngành dọc trên địa bàn thực hiện theo Hướng dẫn của ngành dọc cấp trên (nếu có) hoặc vận dụng thực hiện theo quy định này.

f) Các đối tượng khác do ban thường vụ cấp ủy huyện và tương đương quy định.

1.2.3. Cấp cơ sở

a) Tập thể thường trực Hội đồng nhân dân, tập thể lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; ban chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

2. Cá nhân

2.1. Đảng viên trong toàn Đảng bộ (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 06 tháng).

2.2. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Điều 7. Nội dung kiểm điểm

Nội dung kiểm điểm tập trung làm rõ những kết quả đạt được, khuyết điểm, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, giải pháp và thời gian khắc phục.

1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý

1.1. Việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và hoạt động, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện quy chế làm việc.

1.2. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết đại hội, kế hoạch, chương trình công tác năm được tỉnh, ngành dọc cấp trên giao, phê duyệt.

1.3. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; năng lực, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý; trách nhiệm nêu gương; trách nhiệm giải trình; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân.

1.4. Trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.

1.5. Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm; việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước (nếu có).

2. Cá nhân

2.1. Cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

a) Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, phối hợp, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc; thực hiện nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú theo Quy định của Bộ Chính trị. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa(theo Phụ lục 1).

b) Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.

c) Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong năm.

d) Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm; việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước (nếu có).

2.2. Cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Kiểm điểm nội dung tại điểm 2.1 và các nội dung sau:

a) Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ; dự sinh hoạt đảng với chi bộ khu dân cư hoặc dự sinh hoạt chi bộ nơi cư trú (đối với cấp ủy viên).

b) Trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ.

c) Trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên.

3. Ngoài những nội dung trên, cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu, cá nhân có liên quan phải kiểm điểm làm rõ khi xảy ra một trong các vấn đề sau:

- Có dấu hiệu vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Xảy ra những vấn đề bức xúc, phức tạp, dư luận (qua xác minh có nội dung phản ảnh đúng sự thật) làm ảnh hưởng đến uy tín của bản thân và tổ chức.

- Có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo (số lượng đơn thư tăng so với cùng kỳ; công tác giải quyết đơn thư còn hạn chế, không dứt điểm dẫn đến sự việc kéo dài và khiếu nại, tố cáo lại nhiều lần).

- Có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ (đã được cấp có thẩm quyền kết luận).

- Vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng; có biểu hiện “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

- Có tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý bị kỷ luật, khởi tố.

- Trì trệ, chậm trễ, yếu kém, không hoàn thành một trong các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm được cấp có thẩm quyền giao hoặc đơn vị, địa phương đề ra.

Điều 8. Cách thức kiểm điểm

1. Chuẩn bị kiểm điểm

1.1. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể theo Mẫu 1 và lấy ý kiến đóng góp của tập thể Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, ban thường vụ các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp (đối với cấp cơ sở lấy ý kiến ban chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội), trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đơn vị, hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm điểm, gửi cho các thành viên trước khi diễn hội nghị kiểm điểm ít nhất 03 ngày làm việc.

1.2. Mỗi cá nhân làm một bản tự kiểm điểm theo Mẫu 2A, Mẫu 2B.

1.3. Cấp ủy cấp trên trực tiếp gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý khi cần thiết.

1.4. Cấp ủy cấp trên xây dựng kế hoạch, thành lập và phân công các đoàn công tác dự, chỉ đạo kiểm điểm, nhất là ở những nơi có gợi ý kiểm điểm; tổng hợp kết quả kiểm điểm báo cáo cấp ủy có thẩm quyền.

2. Nơi kiểm điểm

2.1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.

Tổ chức đảng chỉ có bí thư hoặc bí thư và phó bí thư; tập thể lãnh đạo, quản lý có dưới 03 thành viên thì kiểm điểm ở tổ chức đảng, tập thể cơ quan, đơn vị.

2.2. Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.

Đối với chi bộ có tổ đảng trực thuộc, đảng viên kiểm điểm ở tổ đảng, sau đó tổ đảng báo cáo kết quả với chi bộ.

2.3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi:

a) Kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng.

b) Kiểm điểm tại tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác.

2.4. Cán bộ, công chức, viên chức giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý, ngoài việc kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác thì phải thực hiện việc kiểm điểm tại nơi đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo đối tượng được quy định tại Điều 6, quy định này.

2.5. Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương thì kiểm điểm ở nơi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thời gian công tác nhiều hơn. Đối với cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý và đảm nhiệm vị trí người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo và chủ trì việc kiểm điểm của tổ chức, cơ quan, đơn vị theo quy định.

2.6. Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác không thực hiện nhiệm vụ chuyên trách thì không kiểm điểm ở tổ chức, cơ quan, đơn vị đó nhưng phải báo cáo kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ kiêm nhiệm được giao đối với cả nơi công tác kiêm nhiệm và nơi công tác chính. Tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ kiêm nhiệm có trách nhiệm gửi nhận xét, đánh giá về nơi công tác chính để làm căn cứ đánh giá, xếp loại theo quy định.

2.7. Cấp ủy viên bị đỉnh chỉ sinh hoạt cấp ủy thì phải kiểm điểm trách nhiệm trong thời gian trước khi bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy và thực hiện kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt.

3. Trình tự kiểm điểm

3.1. Đối với kiểm điểm tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể trước, cấp ủy, tổ chức đảng sau.

3.2. Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm ở chi bộ trước; tập thể lãnh đạo, quản lý sau.

3.3. Sau khi hoàn thành kiểm điểm, ban thường vụ cấp ủy báo cáo, đề xuất cấp ủy cùng cấp xem xét, tự đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tập thể, tổ chức đảng, cá nhân trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng.

4. Thời gian tổ chức kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân:

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy tối thiểu là 02 ngày.

- Các đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh tối thiểu là 01 ngày, những nơi được gợi ý kiểm điểm tối thiểu là 1,5 ngày.

- Ban thường vụ các huyện ủy, thành ủy tối thiểu là 1,5 ngày, những nơi được gợi ý kiểm điểm tối thiểu là 02 ngày.

- Ban thường vụ các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tối thiểu là 01 ngày, những nơi có gợi ý kiểm điểm tối thiểu là 1,5 ngày.

- Các đối tượng khác do ban thường vụ các cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quy định cụ thể theo thẩm quyền quản lý.

Điều 9. Trách nhiệm, thẩm quyền đối với công tác kiểm điểm

1. Đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu

1.1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm điểm hằng năm tại địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị mình phụ trách.

1.2. Yêu cầu bổ sung các nội dung kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý khi cần thiết.       

1.3. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm sau kiểm điểm.

2. Đối với cá nhân

2.1. Phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, nêu cao trách nhiệm, sự gương mẫu trong kiểm điểm.

2.2. Kiểm điểm trung thực, thẳng thắn, khách quan, thực chất các nội dung theo quy định.

3. Cấp ủy cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thẩm định kết quả kiểm điểm của cấp dưới theo phân cấp quản lý cán bộ; kịp thời gợi ý kiểm điểm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan; yêu cầu cấp dưới kiểm điểm lại khi chưa bảo đảm nội dung yêu cầu theo quy định.

Chương III
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG TẬP THỂ, CÁ NHÂN

Điều 10. Đối tượng đánh giá, xếp loại

1. Tập thể

1.1. Tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị:

a) Đảng bộ tỉnh.

b) Đảng bộ cấp huyện và tương đương.

c) Đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở, đảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ phận.

d) Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

1.2. Tập thể lãnh đạo, quản lý:

Các đối tượng kiểm điểm được quy định tại khoản 1, Điều 6 Quy định này.

2. Cá nhân

a) Các đối tượng kiểm điểm được quy định tại khoản 2, Điều 6 Quy định này.

b) Các đối tượng khác do tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương có thẩm quyền quyết định.

Điều 11. Khung tiêu chí đánh giá

1. Đối với tập thể

1.1. Các tiêu chí về xây dựng tập thể, gồm:

a) Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; củng cố, xây dựng tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

b) Năng lực lãnh đạo của cấp ủy; công tác lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; các mối quan hệ công tác.

c) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và kỷ luật; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

d) Việc thực hiện nguyên tắc tổ chức hoạt động, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân; thực hiện các quy định, quy chế, nội quy và chế độ làm việc.

đ) Công tác phối hợp giữa cấp ủy và tập thể lãnh đạo; việc xây dựng đoàn kết, thống nhất trong nội bộ.

e) Về trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; công tác cán bộ, xây dựng tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách hành chính và xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.

1.2. Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm, gồm:

a) Việc cụ thể hóa, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác năm.

b) Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được đề ra theo Nghị quyết Đại hội; nghị quyết chương trình, kế hoạch công tác cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị (lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể). Kết quả thực hiện mô hình mới, cách làm sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị, địa phương (nếu có).

c) Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng các tập thể, cá nhân có liên quan trực tiếp; các chỉ số đánh giá, xếp hạng đối với địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị (nếu có).

1.3. Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm đã được chỉ ra.

2. Đối với cá nhân

2.1. Các tiêu chí về chính trị tư tưởng; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện quy định những điều đảng viên không được làm; trách nhiệm, tác phong, lề lối, phương pháp làm việc; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tiêu cực, biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; giữ gìn đoàn kết nội bộ; mức độ thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.         

2.2. Các tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong năm (lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể); năng lực, uy tín; trách nhiệm nêu gương, sự gương mẫu của gia đình, người thân; giữ mối liên hệ mật thiết, gắn bó với quần chúng nhân dân. Tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ (nếu có).

2.3. Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm đã được chỉ ra.

3. Đối với cá nhân là cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý: Đánh giá theo tiêu chí chức danh trong Quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và phân cấp quản lý cán bộ.

Điều 12. Phương pháp, quy trình đánh giá, xếp loại

1. Căn cứ các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn mức xếp loại chất lượng được quy định cụ thể cho từng tập thể, cá nhân và ý kiến của các cơ quan liên quan tham gia đánh giá, xác định mức độ đạt được của từng tiêu chí theo 4 cấp độ (Xuất sắc, Tốt, Trung bình, Kém), làm cơ sở để cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đối với mỗi tập thể, cá nhân.

2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân được thực hiện theo 03 bước. Cụ thể như sau:

2.1. Đối với tập thể:

a) Bước 1: Tập thể tự đánh giá, xếp loại.

- Căn cứ tiêu chí xếp loại, các tổ chức, tập thể tự phân tích chất lượng và xếp loại vào 01 trong 04 mức theo quy định tại Điều 13, báo cáo cấp có thẩm quyền. Trong đó:

+ Tập thể lãnh đạo, quản lý thảo luận và biểu quyết để xác định mức xếp loại của cơ quan, đơn vị và mức xếp loại của tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị, sau đó báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.

+ Tập thể ban chấp hành đảng bộ, chi bộ thảo luận và biểu quyết để xác định mức xếp loại của đảng bộ, chi bộ, sau đó báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.

- Ngoài thực hiện nội dung trên, các đảng bộ trực thuộc tỉnh; các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh ủy; các ban cán sự đảng, đảng đoàn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tự chấm điểm theo Mẫu 3A, 3B, 3C.    

b) Bước 2: Thẩm định và đề xuất mức xếp loại.

Trên cơ sở kết quả tự đánh giá, xếp loại của tập thể; ý kiến tham gia của cơ quan có liên quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thẩm định và đề xuất mức xếp loại chất lượng.

- Đối với các tập thể thuộc thẩm quyền đánh giá, xếp loại của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, lấy ý kiến của các ban đảng tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh. Tổng hợp ý kiến của các đơn vị, Ban Tổ chức Tỉnh ủy thẩm định, báo cáo, đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét.

- Đối với các tập thể khác do ban thường vụ cấp các ủy trực thuộc tỉnh, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị quy định việc lấy ý kiến của các cơ quan liên quan theo tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo thực chất, khác quan.

c) Bước 3: Quyết định xếp loại chất lượng.

Cấp có thẩm quyền quyết định xếp loại chất lượng

2.2. Đối với cá nhân:

a) Bước 1: Cá nhân tự đánh giá, xếp loại.

Căn cứ tiêu chí xếp loại, cá nhân tự phân tích chất lượng và xếp loại vào 01 trong 04 mức theo quy định tại Điều 13, báo cáo trước hội nghị kiểm điểm.

Đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, ngoài thực hiện nội dung trên, cá nhân tự chấm điểm các tiêu chí đánh giá theo Quyết định số 1069-QĐ/TU, ngày 28/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo Mẫu 4.

b) Bước 2: Thẩm định và đề xuất mức xếp loại.

Trên cơ sở kết quả tự đánh giá, xếp loại của cá nhân; ý kiến của cơ quan có liên quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thẩm định đề xuất mức xếp loại chất lượng.

- Đối với các chức danh cán bộ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quyết định đánh giá, xếp loại:

+ Trên cơ sở kết quả tự đánh giá, xếp loại của cá nhân, Ban Thường vụ các cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết đề xuất mức xếp loại đối với cán bộ.

+ Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổng hợp hồ sơ kiểm điểm, đánh giá của cán bộ; chủ trì, lấy ý kiến của các ban đảng tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh. Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổng hợp, thẩm định, đề xuất mức xếp loại chất lượng đối với cán bộ.

- Đối với các chức danh cán bộ được Ban Thường vụ Tỉnh ủy ủy quyền cho các đơn vị, địa phương đánh giá, xếp loại và cá nhân khác: Việc lấy ý kiến của các cơ quan liên quan do ban thường vụ cấp các ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị quy định theo tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo thực chất, khách quan. Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị, địa phương tổng hợp, thẩm định và đề xuất mức xếp loại chất lượng đối với cá nhân.

+ Đối với đảng viên: Chi ủy (bí thư nơi không có chi ủy) tổng hợp mức tự xếp loại của đảng viên, kết quả xếp loại của chính quyền, đoàn thể, ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi đảng viên cư trú để đề xuất mức xếp loại từng đảng viên.

c) Bước 3: Quyết định xếp loại chất lượng. Cấp có thẩm quyền hoặc cấp được ủy quyền xem xét, quyết định xếp loại chất lượng đối với cá nhân.

2.3. Đối với những tập thể, cá nhân sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng nếu có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có dấu hiệu vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước, mất đoàn kết nội bộ thì cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thẩm định, xem xét lại kết quả đánh giá, xếp loại.

3. Đánh giá, xếp loại hoạt động của chính quyền, công tác chuyên môn, đoàn thể trước, tổ chức đảng sau; tập thể cấp dưới trước, cấp trên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý trước, cá nhân thành viên sau.

- Sau khi hoàn thành đánh giá, xếp loại các địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị thì đánh giá, xếp loại đối với người đứng đầu.

- Thực hiện thống nhất quy trình đánh giá, xếp loại đối với tổ chức, tập thể lãnh đạo, quản lý từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.

- Đảng viên nghỉ ốm với tổng thời gian trong năm từ 03 tháng trở lên hoặc đảng viên nghỉ thai sản thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm được căn cứ vào kết quả làm việc thực tế của năm đó.

- Đảng viên đang sinh hoạt đảng tạm thời thì kiểm điểm, đánh giá, xếp loại ở nơi sinh hoạt đảng chính thức. Trước khi đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên phải lấy ý kiến nhận xét của chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời gửi chi bộ nơi sinh hoạt chính thức để làm căn cứ đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

- Đảng viên chuyển công tác có thời gian sinh hoạt đảng ở tổ chức đảng trước đây từ 6 tháng trở lên thì phải lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đảng trước đây gửi về tổ chức đảng đang sinh hoạt để làm căn cứ đánh giá, xếp loại.

- Đối với tập thể, cá nhân ở các trường học, cơ sở giáo dục, việc xem xét đánh giá, xếp loại căn cứ trên kết quả công tác của năm học.

Điều 13. Khung tiêu chí xếp loại

Xếp loại chất lượng theo 04 mức:

1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Là tập thể, cá nhân có nhiều thành tích nổi bật; là điển hình để các tập thể, cá nhân khác học tập, noi theo; các tiêu chí đánh giá đều đạt "Tốt" trở lên; trong đó, những nhiệm vụ trọng tâm trong năm (đã được cấp ủy cấp trên xác định hoặc đơn vị đề ra) và những tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (đối với tập thể), kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong năm (đối với cá nhân) đều được đánh giá đạt "Xuất sắc" bằng sản phẩm cụ thể; có tổng số điểm đạt từ 91 đến 100 điểm (đối với tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý) và phải đảm bảo các nội dung sau:

1.1. Đối với tập thể: Không có tổ chức trực thuộc hoặc thành viên của tập thể lãnh đạo, quản lý bị kỷ luật.

1.2. Đối với cá nhân: Hoàn thành 100% chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả; trong đó, có ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.

1.3. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý: Ngoài các tiêu chuẩn chung, phải thực sự gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối, phương pháp làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật. Địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận, lĩnh vực mà mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý, được phân phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 50% chỉ tiêu (nhiệm vụ) cơ bản hoàn thành vượt mức. Có 100% cơ quan, đơn vị thuộc quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên; trong đó, có ít nhất 70% số đơn vị xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

1.4. Số lượng tập thể, cá nhân được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 20% số được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” theo từng nhóm đối tượng có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ tương đồng.

Việc xác định nhóm đối tượng có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ tương đồng do các cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét quyết định.

2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Là tập thể, cá nhân các tiêu chí được đánh giá đạt “Trung bình” trở lên; trong đó, những nhiệm vụ trọng tâm trong năm (đã được cấp ủy cấp trên xác định hoặc đơn vị đề ra) và những tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (đối với tập thể), kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong năm (đối với cá nhân) đều được đánh giá đạt "Tốt" trở lên bằng sản phẩm cụ thể; có tổng số điểm đạt từ 81 đến 90 điểm (đối với tập thể; cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý) và phải đảm bảo các nội dung sau:

2.1. Đối với tập thể: Không có tổ chức trực thuộc hoặc thành viên của tập thể lãnh đạo, quản lý bị kỷ luật (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).

2.2. Đối với cá nhân: Hoàn thành 100% chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

2.3. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý: Ngoài các tiêu chuẩn chung, phải gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối, phương pháp làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật. Địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận, lĩnh vực mà mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý, được phân phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 80% số lượng công việc được giao hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Có 100% cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được xếp loại từ “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên.

3. Hoàn thành nhiệm vụ

Là tập thể, cá nhân các tiêu chí cơ bản được đánh giá đạt "Trung bình" trở lên bằng sản phẩm cụ thể; có tổng số điểm đạt từ 71 đến 80 điểm (đối với tập thể; cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý) và phải đảm bảo các nội dung sau:

3.1. Đối với tập thể: Không có tổ chức trực thuộc hoặc thành viên của tập thể lãnh đạo, quản lý bị kỷ luật (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).

3.2. Đối với cá nhân: Các nhiệm vụ được giao đều hoàn thành nhưng trong đó có không quá 20% số tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ.

3.3. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý: Ngoài các tiêu chuẩn chung, phải gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối, phương pháp làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật. Địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận, lĩnh vực mà mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý, được phân phụ trách hoàn thành trên 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Có ít nhất 70% số cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên.

4. Không hoàn thành nhiệm vụ

Là các tập thể, cá nhân các tiêu chí đánh giá ở mức "Kém" hoặc có tổng số điểm đạt từ 70 điểm trở xuống (đối với tập thể; cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý) hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

4.1. Đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị

a) Có đơn vị trực thuộc xảy ra vụ việc tham nhũng, lãng phí tiêu cực, hoặc các vi phạm khác bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).

b) Chỉ hoàn thành dưới 50%: Số chỉ tiêu, nhiệm vụ theo nghị quyết chương trình, kế hoạch công tác cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt trong năm; số chỉ tiêu, nhiệm vụ theo nghị quyết chương trình, kế hoạch công tác của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị đề ra trong năm. Có các chỉ tiêu chủ yếu không đạt kế hoạch giao (trừ trường hợp bất khả kháng).

c) Tập thể lãnh đạo, quản lý bị xử lý kỷ luật hoặc có trên 20% số đơn vị trực thuộc bị kỷ luật trong năm.

4.2. Đối với tập thể lãnh đạo, quản lý

a) Bị cấp có thẩm quyền đánh giá, kết luận mất đoàn kết nội bộ; có thành viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến, tự chuyển hóa.

b) Chỉ hoàn thành dưới 50%: Số chỉ tiêu, nhiệm vụ theo nghị quyết chương trình, kế hoạch công tác cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt trong năm; số chỉ tiêu, nhiệm vụ theo nghị quyết chương trình, kế hoạch công tác của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị đề ra trong năm. Có các chỉ tiêu chủ yếu không đạt kế hoạch giao (trừ trường hợp bất khả kháng).

c) Bị xử lý kỷ luật hoặc thành viên bị kỷ luật trong năm đánh giá (trừ trường hợp tự giác báo cáo và khắc phục xong hậu quả).

4.3. Đối với cá nhân

a) Bị cấp có thẩm quyền kết luận có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi công tác.

b) Có trên 50% số tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm được đánh giá không hoàn thành.

c) Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu tín nhiệm theo quy định trong năm đánh giá.

d) Bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá (trừ trường hợp tự giác báo cáo với tổ chức và khắc phục xong hậu quả).

4.4. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý: Địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận, lĩnh vực mà mình trực tiếp phụ trách hoàn thành 70% trở xuống số chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, đề ra hoặc xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ; hoặc cơ quan, đơn vị cá nhân thuộc quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp của mình liên quan đến tham nhũng, tiêu cực và bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).

4.5. Trường hợp tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm xảy ra từ năm trước, thời điểm trước nhưng đến thời điểm năm đánh giá, xếp loại mới bị cấp có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật hoặc tập thể, cá nhân bị cấp có thẩm quyền quyết định tăng nặng hình thức kỷ luật trong năm đánh giá, xếp loại thì thực hiện như sau:

4.5.1. Sau khi quyết định thi hành kỷ luật tập thể, cá nhân có hiệu lực, cấp ủy cấp trên trực tiếp căn cứ hình thức kỷ luật, thời điểm xảy ra khuyết điểm, vi phạm được ghi trên quyết định thi hành kỷ luật để tiến hành đánh giá lại kết quả xếp loại chất lượng tại thời điểm đó ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; đối với trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả thì cân nhắc kỹ lưỡng nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, hoàn cảnh, nguyên nhân vi phạm để xem xét, quyết định đánh giá lại kết quả cho phù hợp.

4.5.2. Ra quyết định hủy bỏ kết quả xếp loại cũ và công nhận kết quả xếp loại mới theo Mẫu 7. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc hủy bỏ các nội dung về thi đua khen thưởng (nếu có) theo thẩm quyền để đảm bảo thống nhất, đồng bộ với các quy định có liên quan.

4.6. Trường hợp cá nhân có khuyết điểm, vi phạm xảy ra ở cơ quan, đơn vị cũ nhưng bị xử lý kỷ luật và thi hành kỷ luật ở cơ quan, đơn vị mới chuyển đến thì tính vào kết quả đánh giá, xếp loại của cơ quan, đơn vị cũ (không quy trách nhiệm cho cơ quan, đơn vị mới)

4.7. Trường hợp cá nhân có khuyết điểm, vi phạm xảy ra ở cả cơ quan, đơn vị cũ và cơ quan, đơn vị mới, bị xử lý kỷ luật và thi hành kỷ luật ở cơ quan, đơn vị cũ và cơ quan, đơn vị mới chuyển đến thì tính hình thức kỷ luật vào kết quả đánh giá, xếp loại theo thời điểm xác định hành vi vi phạm tại mỗi cơ quan, đơn vị.

Điều 14. Trách nhiệm, thẩm quyền trong đánh giá, xếp loại

1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý, trước hết là người đứng đầu địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.

2. Từng tập thể, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc việc tự đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm theo đúng quy định.

3. Cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định, kiểm tra, giám sát kết quả kiểm điểm, đánh giá, xếp loại; xem xét hủy bỏ,đánh giá, xếp loại lại và chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân có liên quan vi phạm quy định về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại.

4. Đánh giá, xếp loại đối với tập thể như sau:

4.1. Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại đối với:

- Các đảng bộ và ban thường vụ các cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy.

- Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh ủy.

- Các đảng đoàn, ban cán sự đảng, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn.

4.2. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đánh giá xếp loại đối với:

- Các ban Hội đồng nhân dân tỉnh; Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Tập thể lãnh đạo, quản lý Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.

4.3. Ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại đối với:

- Đảng bộ, chi bộ cơ sở.

- Cấp ủy cơ sở.

- Cơ quan, đơn vị và tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị thuộc huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.

- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện; ban thường vụ các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện.

4.4. Cấp ủy cơ sở xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại đối với:

- Đảng bộ bộ phận; chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ phận.

- Đảng ủy bộ phận; chi ủy chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ phận.

- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; ban chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

4.5. Đánh giá, xếp loại cơ quan, đơn vị và tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

4.6. Đối với các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp tỉnh, cấp huyện giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ quy định hiện hành để xem xét quy định việc đánh giá cho phù hợp.

4.7. Đánh giá, xếp loại đối với các tập thể khác do ban thường vụ cấp các ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị quy định.

5. Đánh giá, xếp loại đối với cá nhân như sau:

- Đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở xem xét, quyết định mức xếp loại chất lượng đảng viên.

- Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất và theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện

1. Căn cứ Quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

- Hằng năm, chủ động xây dựng kế hoạch kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân ở cấp mình, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở cấp cơ sở bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu và tiến độ đề ra. Chú trọng việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; kịp thời đề ra giải pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm; tập trung củng cố các tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo quản lý và đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ.

- Nội dung kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cần bám sát các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh; kết quả nổi bật, các mô hình mới, sáng tạo của tập thể, cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị… Trong kiểm điểm, cần làm rõ kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước. Làm rõ trách nhiệm cá nhân khi khắc phục chưa triệt để hoặc tái xảy ra hạn chế, khuyết điểm. Gắn trách nhiệm người đứng đầu đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể.

- Những nơi có biểu hiện mất đoàn kết, vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, biểu hiện lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực, dư luận bức xúc, có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thì cấp ủy cấp phải kịp thời xem xét, gợi ý, chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, chấn chỉnh, xử lý và xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục ngay; đồng thời, chú trọng kiểm tra, giám sát việc sửa chữa, khắc phục khuyết điểm của cấp ủy cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Chỉ đạo chính quyền (cơ quan, đơn vị), Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức, cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức hằng năm, đảm bảo hiệu quả, thực chất.

2. Thời điểm thực hiện việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân hằng năm được tiến hành vào dịp cuối năm và hoàn thành trước khi tổng kết công tác năm của tổ chức, cơ quan, đơn vị. Theo tiến độ như sau:

- Đối với cấp cơ sở: Hoàn thành và báo cáo cấp trên trước ngày 05/12 hằng năm.

- Đối với cấp huyện và tương đương; các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh: Hoàn thành và báo cáo kết quả về Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy) trước ngày 15/12 hằng năm.

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy: hoàn thành trước ngày 31/12 hằng năm.

- Đối với đơn vị trực thuộc huyện và các sở, ban, ngành tỉnh: Hoàn thành trước ngày 05/12 hằng năm đối với; đối với các đơn vị cấp tỉnh: Hoàn thành trước ngày 15/12 hằng năm để đảm bảo tính đồng bộ trong toàn Đảng bộ tỉnh.

- Đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù theo chức năng, nhiệm vụ quy định chưa tổng kết vào dịp cuối năm thì cấp trên trực tiếp có thẩm quyền quy định, hướng dẫn thực hiện hoàn thành trước ngày 15/01 năm sau.

3. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm người đứng đầu và tập thể, cá nhân thực hiện không đúng quy định.

Điều 16. Thông báo và sử dụng kết quả

1. Kết quả kiểm điểm là cơ sở để thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm của tập thể, cá nhân.

2. Nội dung nhận xét, đánh giá được thông báo tới đối tượng đánh giá và tập thể, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng đối tượng đánh giá. Kết quả xếp loại chất lượng hằng năm được công khai theo quy định.

3. Tập thể, cá nhân đã được xếp loại chất lượng, nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm, không bảo đảm tiêu chuẩn của mức xếp loại thì cấp có thẩm quyền xem xét hủy bỏ và xếp loại lại.

4. Kết quả kiểm điểm, đánh giá, xếp loại là căn cứ đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm để củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý của các địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị; là cơ sở để thực hiện các nội dung về công tác tổ chức, cán bộ, đánh giá người đứng đầu và các tập thể, cá nhân có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ tương đồng; đồng thời, là cơ sở để bình xét thi đua khen thưởng hằng năm.

5. Việc khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện theo Quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Điều 17. Việc bảo lưu ý kiến và khiếu nại, kiến nghị kết quả đánh giá, xếp loại

1. Các tập thể, cá nhân có quyền trình bày, bảo lưu ý kiến lên cấp trên trực tiếp những vấn đề, nội dung chưa đồng tình về kết quả đánh giá, xếp loại, nhưng phải chấp hành kết luận nhận xét, đánh giá, xếp loại của cấp có thẩm quyền.

2. Khi có khiếu nại, kiến nghị bằng văn bản về nội dung nhận xét, đánh giá và kết quả xếp loại thì cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại có trách nhiệm xem xét, kết luận và thông báo bằng văn bản đến tập thể, cá nhân khiếu nại, kiến nghị.

Điều 18. Quản lý hồ sơ

1. Hồ sơ được thể hiện bằng văn bản, lưu giữ tại cấp có thẩm quyền quản lý gồm:

a) Báo cáo kiểm điểm tập thể - Mẫu 1 và phiếu tự chấm điểm (đối với các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy; các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh ủy; các đảng đoàn, ban cán sự đảng, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn - Mẫu 3A, 3B, 3C)

b) Kế hoạch sửa chữa khắc phục hạn chế, khuyết điểm của tập thể.

c) Bản kiểm điểm cá nhân - Mẫu 2A, 2B và bản tự chấm điểm theo tiêu chí đánh giá (đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý - Mẫu 4).

d) Bản nhận xét của cấp ủy nơi cư trú (đối với cá nhân) - Mẫu 5

đ) Biên bản hội nghị kiểm điểm.

e) Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định, đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ.

f) Kết luận đánh giá, kết quả xếp loại của cấp có thẩm quyền - Mẫu 6.

g) Văn bản gợi ý kiểm điểm (nếu có).

h) Văn bản tham gia, góp ý của các tổ chức, tập thể, cá nhân có liên quan (nếu có).

i) Hồ sơ giải quyết khiếu nại về kết quả đánh giá, xếp loại (nếu có).

j) Các văn bản khác (nếu có).

2. Hồ sơ kiểm điểm, đánh giá của tập thể lãnh đạo, cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý; hồ sơ đánh giá tập thể thuộc thẩm quyền đánh giá, xếp loại của Ban Thường vụ Tỉnh ủy gửi về Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy) trước ngày 20/12 hằng năm. Hồ sơ gồm các mục quy định tại khoản 1 Điều này và phiếu bổ sung lý lịch hàng năm của cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý.

3. Hồ sơ kiểm điểm, đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cá nhân cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan gửi về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 15/02 năm sau.

Điều 19. Phân công thực hiện

1. Giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên về ý nghĩa, tầm quan trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.

2. Giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy:

- Theo dõi, hướng dẫn thực hiện Quy định này; kịp thời hướng dẫn bổ sung những nội dung còn vướng mắc trong quá trình thực hiện (nếu có).

- Rà soát, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy sửa đổi, bổ sung tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đảm bảo quy định của Trung ương và phù hợp với thực tiễn địa phương (nếu cần thiết).

- Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phù hợp với quy định hiện hành.

- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập và phần công các tổ công tác dự, theo dõi việc tổ chức kiểm điểm, đánh giá, xếp loại đối với các đơn vị, địa phương; chủ trì phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, các ban đảng Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan thẩm định kết quả tự kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm của các tập thể, cá nhân thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý trước khi trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.

- Chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tổng hợp tham mưu báo cáo kết quả kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị, gửi về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 15/02 năm sau.

3. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện của các đơn vị, địa phương; tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy những những tập thể, cá nhân và nội dung gợi ý kiểm điểm hằng năm (nếu cần thiết).

4. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy bám sát nội dung Quy định này để chỉ đạo kiểm điểm, đánh giá, xếp loại ở các địa bàn được phân công theo dõi và tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình; tiến hành kiểm điểm tại chi bộ, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định.

5. Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản có liên quan về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tập thể, cá nhân ở các cơ quan, đơn vị khối Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước theo thẩm quyền, đảm bảo đồng bộ với Quy định này.

6. Các cấp ủy trực thuộc tỉnh, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện Quy định này phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm. Tổng hợp cáo cáo kết quả kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền, gửi về Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy).

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế Hướng dẫn số 05-HD/TU, ngày 12/12/2019, Quy định số 05-QĐ/TU, ngày 08/7/2021 Quy định số 06-QĐ/TU, ngày 30/7/2021, Quy định số 38-QĐ/TU, ngày 23/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Quy định số 18-QĐ/TW, ngày 01/11/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chế độ chi khen thưởng các cấp ủy các cấp ủy, các cơ quan liên quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng; Công văn số 8195-CV/TU, ngày 27/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong Quy định số 35, 38-QĐ/TU và các văn bản quy định về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị, khen thưởng tổ chức đảng, đảng viên, cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Quy định này được phổ biến đến các chi bộ và cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh.

Phòng Tổ chức đảng - Đảng viên, Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Bản in
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

    Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

  • Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

    Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

  • Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

    Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

  • Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Hôm nay:   7475
  • Tháng hiện tại:   416453
  • Tổng lượt truy cập:   6703551