CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY

BAN NỘI CHÍNH TỈNH ỦY

 

Căn cứ Quy định số 137-QĐ/TW, ngày 01/12/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Quy định số 35-QĐ/TU, ngày 04/4/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Tỉnh ủy.

 

I. Chức năng

- Là cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cải cách tư pháp.

- Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng; cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp của tỉnh.

II. Nhiệm vụ

1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

1.1. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định, quy định, quy chế của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cải cách tư pháp. Cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cải cách tư pháp phù hợp với địa phương.

1.2. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cải cách tư pháp, báo cáo Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.

1.3. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh chỉ đạo hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi, khắc phục những sơ hở, bất cập về quy định, cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

1.4. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương về hoạt động và đánh giá công tác năm của các cơ quan nội chính ở địa phương, hội luật gia, đoàn luật sư... và một số cơ quan có liên quan trong lĩnh vực nội chính, tư pháp ở tỉnh.

1.5. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các vấn đề đột xuất, nổi cộm, phức tạp liên quan đến an ninh, trật ttrên địa bàn.

1.6. Tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị gửi đến Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh; kiến nghị với Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xử lý những đơn, thư có nội dung quan trọng; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết một số đơn, thư được Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh giao. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiếp công dân theo quy định. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan giúp đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân, đối thoại với công dân.

1.7. Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Nội chính Trung ương theo quy định.

1.8. Sơ kết, tổng kết về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp của Tỉnh ủy.

1.9. Định kỳ hàng quý tổ chức giao ban với Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh nghe báo cáo về tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo và các vụ án, vụ việc phức tạp nổi cộm dư luận xã hội quan tâm; tình hình an ninh trật tự nổi lên trên địa bàn; những khó khăn, vướng mắc.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

2.1. Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham mưu, giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm về lĩnh vực công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cải cách tư pháp; xử lý đơn, thư và tiếp công dân.

2.2. Tham mưu, phối hợp, giúp Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

2.3. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra, giám sát các cơ quan nội chính địa phương, hội luật gia, đoàn luật sư thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.

2.4. Chủ trì hoặc phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.

2.5. Việc phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Chỉ đạo, hướng dẫn một số vụ án, vụ việc được Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phân công.

2.6. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát việc xử lý một số vụ việc, vụ án có sự chỉ đạo xử lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy.

2.7. Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc: Phát hiện, xử lý các vụ việc; tiếp nhận xử lý tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực; trước hết là các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

2.8. Chủ động phối hợp với các bộ phận chuyên môn của Ban Nội chính Trung ương tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; cải cách tư pháp cho các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ làm công tác nội chính đảng của các cấp trong Đảng bộ tỉnh.

3. Thẩm định, tham gia ý kiến

3.1. Các đề án, văn bản về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cải cách tư pháp trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.

3.2. Tham gia ý kiến đối với các đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh về những nội dung liên quan đến lĩnh vực về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cải cách tư pháp trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.

4. Phối hợp

4.1. Với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham mưu, giúp Tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.

4.2. Với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của Ban Nội chính Tỉnh ủy.

4.3. Tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, khen thưởng, kỷ luật đối với một số chức danh tư pháp theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ.

4.4. Với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các cấp ủy, cơ quan liên quan xây dựng quy chế phối hợp thực hiện công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cải cách tư pháp trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành.

4.5. Với Văn phòng Tỉnh ủy giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh ủy về lĩnh vực nội chính và thực hiện các nội dung Kết luận chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

4.6. Với Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp ở địa bàn cấp huyện.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh và cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh.

6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao.

III. Tổ chức bộ máy

1- Lãnh đạo ban

- Đ/c Trần Trung Nhân - UVBTVTU - Trưởng Ban

- Đ/c Nguyễn Thanh Tùng - Phó Trưởng Ban

- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Phương - Phó Trưởng Ban

2- Các phòng trực thuộc

2.1- Văn phòng ban Nội chính

- Đ/c Đỗ Văn Mạnh - Chánh Văn phòng

- Đ/c Nguyễn Thu Thảo - Phó Chánh Văn phòng

- Đ/c Lê Thị Bé Liễu - Phó Chánh Văn phòng

2.2- Phòng Theo dõi công tác nội chính và cải cách tư pháp

- Đ/c Phan Thanh Hà - Trưởng phòng

- Đ/c Lưu Văn Hiệp - Phó Trưởng phòng

- Đ/c Trần Thanh Sơn - Phó Trưởng phòng

2.3- Phòng Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

- Đ/c Nguyễn Thị Phương Hảo - Phó Trưởng phòng

- Đ/c Nguyễn Hồng Thanh - Phó Trưởng phòng

2.4- Phòng Theo dõi công tác xử lý đơn, thư, tiếp công dân

- Đ/c Hoàng Thị Thủy - Phó Trưởng phòng

- Đ/c Lưu Thị Mai Hương - Phó Trưởng phòng

 

  • Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

    Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

  • Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

    Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

  • Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

    Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

  • Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Hôm nay:   3418
  • Tháng hiện tại:   324599
  • Tổng lượt truy cập:   6611697