Một số quy định trọng tâm trong công tác giám sát của Đảng

11/08/2023 08:43:39 253      Chọn cỡ chữ A a  

       Đảng ta luôn khẳng định kiểm tra, giám sát (KT, GS) là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải thường xuyên tiến hành công tác KT, GS, tổ chức đảng cấp trên KT, GS tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Tổ chức đảng, đảng viên thực hiện nhiệm vụ KT, GS theo sự phân công của tổ chức đảng có thẩm quyền. Trong đó, công tác giám sát của Đảng luôn được Đảng đặt biệt coi trọng, đặt lên hàng đầu nhằm mục đích: chủ động nắm chắc tình hình và đánh giá đúng hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý; đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; góp phần bổ sung, sửa đổi các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước phù hợp với thực tiễn; phát huy ưu điểm; phát hiện hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục; cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên từ khi còn manh nha, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.

      Để thực hiện tốt công tác giám sát, đảng viên phải nắm vững các quy định của Đảng, như: Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác KT, GS, kỷ luật của Đảng; Quy định 86-QĐ/TW, ngày 01/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về Quy định giám sát trong Đảng… Cụ thể cần nắm chắc các nội dung sau:

      Khái niệm giám sát của Đảng là: việc các tổ chức đảng quan sát, theo dõi, nắm bắt, xem xét, đánh giá, kết luận hoạt động nhằm kịp thời nhắc nhở để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước và khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có).

     Nguyên tắc trong giám sát: các cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng; cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên; đảng viên thực hiện việc giám sát theo sự phân công của tổ chức đảng có thẩm quyền; tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát của Đảng; việc giám sát phải chủ động, kịp thời, dân chủ, khách quan, đúng nguyên tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của Đảng.

     Nội dung giám sát, đối với tổ chức đảng: việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước; việc ban hành các văn bản có dấu hiệu trái với chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện các kết luận, quyết định kiểm tra, giám sát và kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Đối với đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp và cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý): việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, quy chế làm việc, chế độ công tác; tư tưởng chính trị, giữ gìn đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương theo các quy định của Đảng; tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên; việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

     Phương pháp giám sát trực tiếp: đối thoại, chất vấn tại các kỳ hội nghị của cấp ủy; nghe tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp báo cáo; qua sinh hoạt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình; cử thành viên cấp mình dự các cuộc họp, hội nghị của đối tượng giám sát; gặp gỡ, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát. Phương pháp giám sát gián tiếp: Xem xét báo cáo hoạt động của tổ chức đảng cấp dưới; nghiên cứu, xem xét các văn bản, báo cáo, thông báo kết luận về các cuộc kiểm tra, thông báo về kết quả giám sát; kết quả tự phê bình và phê bình, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; ý kiến trao đổi, phản ánh, kiến nghị, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế; phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng; xem xét đơn tố cáo của đảng viên và quần chúng, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối với tổ chức đảng, đảng viên.

     Hình thức giám sát thường xuyên: Thông báo cho đối tượng giám sát biết về thành viên của cấp ủy, ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy hoặc cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ giám sát. Thực hiện giám sát thường xuyên bằng phương pháp giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp theo quy định; chi bộ chủ yếu thực hiện giám sát thường xuyên đối với đảng viên. Giám sát theo chuyên đề: Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hằng năm và thông báo cho đối tượng giám sát; thành lập đoàn hoặc tổ giám sát (gọi chung là đoàn giám sát); ban hành kế hoạch giám sát cụ thể đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên; triển khai quyết định, kế hoạch giám sát, yêu cầu đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo về nội dung giám sát và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; Đoàn giám sát nghiên cứu, xem xét các báo cáo, tài liệu; làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan; chuẩn bị dự thảo báo cáo kết quả giám sát; khi cần thiết thì thực hiện thẩm tra, xác minh; Tổ chức đảng được giám sát hoặc tổ chức đảng có đảng viên được giám sát tổ chức hội nghị để đối tượng giám sát báo cáo, đoàn giám sát trình bày dự thảo báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận; thông báo kết quả giám sát bằng văn bản đến tổ chức đảng, đảng viên được giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan; theo dõi, đôn đốc đối tượng giám sát thực hiện thông báo kết quả giám sát.

     Để thực hiện tốt công tác giám sát của Đảng, chúng ta cần phải nằm vững các quy định của Đảng được nêu trên, qua giám sát kịp thời phát huy ưu điểm, kịp thời phát hiện các thiết sót, hạn chế, khuyết điểm và vi phạm (nếu có) ngay khi mới manh nha, để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục, không để từ khuyết điểm nhỏ trở thành khuyết điểm lớn, từ sai phạm ít nghiêm trọng thành sai phạm nghiêm trọng.

                                                                                                                                                                                                                                   Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Bản in
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

    Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

  • Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

    Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

  • Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

    Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

  • Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Hôm nay:   2679
  • Tháng hiện tại:   323860
  • Tổng lượt truy cập:   6610958