Bộ Chính trị (khóa XIII) bổ sung quy định xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm về lãng phí

27/02/2025 16:02:08 15      Chọn cỡ chữ A a  

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Quy định số 264-QĐ/TW, ngày 14/02/2025 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.

Theo Quy định số 264-QĐ/TW, Bộ Chính trị quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định số 69-QĐ/TW như sau:

  1. Sửa đổi, bổ sung Điểm e, Khoản 1, Điều 6 (tình tiết tăng nặng mức kỷ luật) thành: “Biết mà không ngăn chặn, hoặc để cán bộ, đảng viên thuộc tổ chức mình trực tiếp quản lý xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng”. So sánh với quy định trước đây, quy định mới bổ sung thêm nội dung vi phạm về “lãng phí”.

Tương tự, Quy định số 264 cũng sửa đổi, bổ sung thêm từ “lãng phí” vào nhiều điểm quy định.

  1. Sửa đổi, bổ sung Điểm e, Khoản 2, Điều 11 (Vi phạm công tác tổ chức, cán bộ và công tác đảng viên): “Bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định hoặc không kiến nghị xử lý đảng viên có hành vi chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, giấy xác nhận không hợp pháp”.
  2. Tên gọi Điều 17 được sửa đổi, bổ sung thành “Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”.

*Điểm b, c, Khoản 1, Điều 17 cũng được sửa đổi, bổ sung thành:

b) Không lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và cán bộ, đảng viên thực hiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định.

c) Buông lỏng lãnh đạo, quản lý; thiếu kiểm tra, giám sát để phát hiện, xử lý kịp thời tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị”.

*Điểm a, b, c, d, đ, Khoản 2, Điều 17 được sửa đổi, bổ sung:

a) Không xử lý, bao che, dung túng cho tổ chức, cá nhân tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và vi phạm quy định về kê khai, công khai, kiểm soát tài sản, thu nhập.

b) Ban hành nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp mình về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

c) Không xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý.

d) Không lãnh đạo, chỉ đạo hoặc có hành vi cản trở hoạt động thu hồi tiền, tài sản tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

đ) Chỉ đạo chỉ xử lý nội bộ hoặc xử lý về hành chính đối với cá nhân tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có dấu hiệu tội phạm.

*Điểm a, b, Khoản 3 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung:

a) Ban hành nghị quyết, quyết định chống lại chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

b) Lợi dụng việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để xuyên tạc, bè phái gây mất ổn định chính trị, xã hội; tham nhũng có tổ chức.

4. Quy định số 264-QĐ/TW mới của Bộ Chính trị cũng sửa đổi, bổ sung thêm từ “lãng phí” vào Điều 39 và sửa tên điều này thành: "Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực".

*Điểm c, Khoản 1, Điều 39 được sửa đổi, bổ sung: Buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách mà không chủ động xử lý.

*Điểm c, g, h, i, Khoản 2, Điều 39 được sửa đổi, bổ sung:

c) Biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; không thực hiện các quy định về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

g) Để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng tại cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách.

h) Tiết lộ thông tin, đe dọa, trả thù, trù dập người phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

i) Lợi dụng việc phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để vu khống cơ quan, tổ chức, cá nhân.

*Điểm d, e, g, Khoản 3, Điều 39 được sửa đổi, bổ sung:

d) Không chỉ đạo và tổ chức thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

e) Chỉ đạo xử lý hành chính, kinh tế đối với hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có dấu hiệu tội phạm hoặc cho miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trái pháp luật đối với người phạm tội tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

g) Lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che hoặc cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để làm trái quy định, trục lợi; dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Phan Huỳnh Yến Nhung

Bản in
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

    Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

  • Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

    Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

  • Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

    Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

  • Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Hôm nay:   11377
  • Tháng hiện tại:   332558
  • Tổng lượt truy cập:   6619656