Đồng Nai có thêm 02 lễ hội truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

05/06/2025 23:34:45 80      Chọn cỡ chữ A a  

Theo đó, Lễ hội Sayangva (cúng Thần Lúa) của đồng bào dân tộc Chơ Ro tại thành phố Long Khánh, huyện Xuân Lộc, huyện Định Quán, huyện Thống Nhất, huyện Vĩnh Cửu, huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1658/QĐ-BVHTTDL ngày 03/6/2025 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Nghi thức cúng Thần Lúa trong lễ hội Sayangva tại xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất

Lễ hội Sayangva còn gọi là lễ hội cúng Thần lúa, hay lễ Mừng lúa mới là lễ hội quan trọng nhất trong năm (tháng 3 Âm lịch) của đồng bào dân tộc Chơ Ro nhằm tạ ơn thần linh đã cho một mùa vụ bội thu, đồng thời, cầu xin mưa thuận, gió hoà vào mùa vụ năm sau. Bên cạnh nghi thức cúng thần Lúa, lễ hội được tổ chức với các hoạt động văn hóa, văn nghệ và nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Chơ Ro như: Biểu diễn cồng chiên, bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co và nấu các món ăn truyền thống (cơm lam, bánh dày, thịt nướng, canh bồi, rượu cần…). Lễ hội Sayangva không chỉ mang ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng, là một hoạt động văn hoá tinh thần đặc sắc của đồng bào dân tộc Chơ ro, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc và củng cố khối đại đoàn toàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Lễ giỗ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1664/QĐ-BVHTTDL ngày 03/6/2025 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Năm 1991, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Tôn tượng Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh Toàn cảnh tại đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa)

Lễ Giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được tổ chức vào ngày 14 và 15/5 Âm lịch, nhằm phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, tỏ lòng biết ơn và ghi nhận công lao to lớn đối với Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh - người có công trong việc mở mang bờ cõi phương Nam, thiết lập hệ thống chính quyền ở vùng đất Nam Bộ, tạo cơ sở cho việc phát triển xứ Đồng Nai - Gia Định.
Như vậy đến nay, tỉnh Đồng Nai có 03 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trước đó Lễ hội Chùa Ông (thành phố Biên Hòa) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 3440/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2023.

      Tuấn Uyên

      

Bản in
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

    Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

  • Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

    Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

  • Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

    Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

  • Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Hôm nay:   5823
  • Tháng hiện tại:   327004
  • Tổng lượt truy cập:   6614102