Đồng Nai đẩy mạnh phát triển Du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương

24/01/2024 07:16:11 1115      Chọn cỡ chữ A a  

 

          Trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI (2020-2025), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 30/12/2021 “về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng”. Trong đó, Đồng Nai xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, là lĩnh vực đột phá theo nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, phát huy mạnh mẽ vai trò, động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát triển. Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn rừng và phát huy giá trị từ rừng, phát huy giá trị văn hóa dân tộc; đảm bảo quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển địa phương trong giai đoạn mới. Do đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân, doanh nghiệp… đẩy mạnh huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển du lịch để tạo bước đột phát; phát triển du lịch chất lượng cao, đẳng cấp, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển 03 loại hình du lịch thuộc thế mạnh của Đồng Nai: Du lịch sinh thái, Du lịch nông nghiệp - Nông thôn và Du lịch về nguồn - tâm linh để xây dựng thương hiệu cho du lịch Đồng Nai trong bức tranh du lịch vùng Đông Nam Bộ.    

Để thực hiện chủ trương “phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND, ngày 20/4/2022 về thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 30/12/2021 “về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng”. Ủy ban nhân dân tỉnh xác định mục tiêu chung đối với phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai là hình thành một số khu, điểm du lịch, dịch vụ tổng hợp ở các địa phương, nhất là các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch; trong đó, một số khu du lịch lớn, tạo sức lan tỏa đối với phát triển du lịch của tỉnh; phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Đồng Nai trở thành địa phương trọng điểm du lịch của vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, nhiệm vụ đột phá của kế hoạch này là huy động các nguồn lực tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, đặc biệt là các tuyến đường giao thông, bến tàu gắn với khu, điểm du lịch và sản phẩm du lịch để tạo đột phá phát triển du lịch; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu du lịch có quy mô lớn, chất lượng cao, sản phẩm đa dạng. Nghiên cứu hình thành một số loại hình du lịch, điểm du lịch nhằm đón đầu, khai thác hiệu quả tác động từ Cảng hàng không quốc tế Long Thành hoàn thành trong thời gian tới.

Trên cơ sở xác định nhiệm vụ đột phá để khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn đó là:

Đến năm 2025, Đồng Nai phấn đấu đón được 4,2 triệu lượt khách; trong đó, khách lưu trú đạt 840.000 lượt; thời gian lưu trú trung bình của khách đạt 1,6 ngày trở lên; 110.000 lượt khách quốc tế (tăng bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 39%/năm); doanh thu dịch vụ du lịch đạt 3.400 tỷ đồng (tăng bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 57,7%/năm); chi tiêu bình quân lượt khách đạt 800.000 đồng/ngày/người; công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức cho 100% người lao động làm việc tại các cơ sở du lịch và cán bộ quản lý nhà nước về du lịch; giải quyết việc làm cho 6.000 lao động trực tiếp và 10.000 lao động gián tiếp.

Đến năm 2030, địa phương phấn đấu đón được 9,0 triệu lượt khách; trong đó, khách lưu trú đạt 1.700.000 lượt; thời gian lưu trú trung bình của khách đạt 1,85 ngày trở lên và 210.000 lượt khách quốc tế (tăng bình quân giai đoạn 2026-2030 đạt 15,2%/năm); doanh thu dịch vụ du lịch đạt 10.000 tỷ đồng (tăng bình quân giai đoạn 2026-2030 đạt 22,8%/năm); chi tiêu bình quân lượt khách đạt 1.100.000 đồng/ngày/người; công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức cho 100% người lao động làm việc tại các cơ sở du lịch và cán bộ quản lý nhà nước về du lịch; giải quyết việc làm cho 12.000 lao động trực tiếp và 22.000 lao động gián tiếp.  

Một trong các nội dung để hiện thực hóa chủ trương Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 30/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) và Kế hoạch số 89/KH-UBND, ngày 20/4/2022 về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng”; ngày 29/12/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 3489/QĐ-UBND “về việc phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, giai đoạn 2021-2030”. Theo quyết định này, mục tiêu chung là khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, di tích lịch sử tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai trên cơ sở bảo tồn, phát triển bền vững và huy động mọi nguồn lực trong xã hội để bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch bền vững, du lịch xanh thân thiện với môi trường.

Theo đó, Đề án này xác định mục tiêu về kinh tế, đến năm 2025, lượng khách du lịch đến Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai đạt 50.000 lượt/năm, trong đó, khách có lưu trú đạt trên 6.400 lượt và khách tham quan đạt 43.600 lượt; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 15 tỷ đồng; đến năm 2030, đạt 120.000 lượt khách/năm, trong đó khách có lưu trú đạt trên 12.400 lượt và khách tham quan đạt 111.600 lượt khách; doanh thu đạt khoảng 40 tỷ đồng.

Về mặt xã hội, đến năm 2025, giải quyết được việc làm cho 370.000 lao động, trong đó, lao động trực tiếp tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ là 120 lao động và phấn đấu đến năm 2030 giải quyết được việc làm trên 1.580 lao động, trong đó, lao động trực tiếp tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên 580 lao động. Đồng thời, chú trọng đẩy mạnh mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, tạo điều kiện, hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và phát triển hạ tầng tại các khu vực có tiềm năng; huy động và sử dụng các sản phẩm do cộng đồng sản xuất trong phát triển du lịch. Bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên về văn hóa, đặc biệt là di tích lịch sử và văn hóa cộng đồng dân tộc Chơro. Khái toán nguồn vốn dự kiến đầu tư của Đề án là 991.020 triệu đồng (nguồn vốn ngân sách nhà nước là 20.000 triệu đồng, kêu gọi đầu tư là 971.020 triệu đồng.   

Trong thời gian tới, khi “Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, giai đoạn 2021-2030” hoàn thành sẽ tạo thành điểm nhấn độc đáo đối với ngành Du lịch tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lê Quang Cần

 

 

 

 

 

 

Bản in
TỪ KHÓA
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

    Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

  • Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

    Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

  • Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

    Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

  • Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Hôm nay:   7871
  • Tháng hiện tại:   388746
  • Tổng lượt truy cập:   6675844