Hoạt động lễ hội đầu Xuân Giáp Thìn góp phần phát huy giá trị các di sản văn hóa Đồng Nai

21/02/2024 07:51:52 563      Chọn cỡ chữ A a  

          Ngày 12/12/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU “về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Đồng Nai trở thành nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển toàn diện và bền vững” với quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa, con người ở Đồng Nai trở thành nguồn lực nội sinh để phát triển kinh tế - xã hội, phát huy, hình thành các nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt Nam; trong đó, con người vừa là đối tượng phục vụ, đồng thời, vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa với những đặc trưng, thuộc tính, phẩm chất căn cốt nhất, có tính đại diện tiêu biểu của địa phương. Tổng hòa trên tất cả các mặt, lĩnh vực của đời sống, được hun đúc, định hình về: Nhân văn, sáng tạo, khoa học, dân chủ, đa dạng, kết hợp chặt chẽ truyền thống văn hóa Biên Hòa - Đồng Nai với những giá trị, chuẩn mực hiện đại, hướng đến tương lai; hài hòa nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa con người với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

          Mục tiêu chung của nghị quyết này là xây dựng văn hóa con người Đồng Nai phát triển toàn diện với các phẩm chất: Nhân cách, đạo đức, trí tuệ, khát vọng, năng động, văn minh, thân thiện, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, dám chịu trách nhiệm; trong 05 mối quan hệ: Với bản thân mình, với gia đình, với công đồng - xã hôi, với đất nước, với truyền thống và bản sắc của Đồng Nai. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), cùng các giá trị văn hóa khác, tái hiện, tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng cao mang đậm bản sắc Đồng Nai, phù hợp với xu thế thời đại. Tiếp tục giữ vững, phát huy hào khí Đồng Nai và không ngừng lan tỏa tinh thần hào khí Đồng Nai trong mọi phương diện của đời sống. Triển khai phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và các cuộc vận động có liên quan văn hóa ngày càng sâu rộng và thực chất hơn; hoàn thiện đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống thiết chế văn hóa thể thao, xây dựng các chương trình, dự án mới nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động, hưởng thụ, sáng tạo và nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, nhất là thanh thiếu niên và công nhân lao động.

          Một trong 06 nhiệm vụ được xác định thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XI) là bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Do đó, hoạt động của các lễ hội trên địa bàn tỉnh càng có điều kiện tổ chức bài bản, quy cũ, đa dạng, phong phú về hình thức, nâng cao chất lượng về nội dung, đảm bảo theo quy định pháp luật, lan tỏa việc giữ gìn bản sắc văn dân tộc gắn với thực hiện Kết luận số 76/KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

          Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều lễ hôi văn hóa bắt đầu được tổ chức từ đầu xuân hàng năm như: Lễ hội kỳ yên, Lễ hội chùa Ông, Lễ hội Sa-yang-va, Lễ hội Lơh-yang-rơ, Lễ hội cúng Bà,…với mục đích cầu cho sức khỏe, bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu và quê hương, đất nước được yên bình, người người ấm no, hạnh phúc,…

          Mở đầu mùa lễ hội năm Giáp Thìn 2024, là lễ hội Chùa Ông diễn ra các hoạt động trong suốt 05 ngày (từ ngày 18-22/02/2024, tức từ mùng 9 đến 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn) với những hoạt động như: lễ nghinh thần trên sông Đồng Nai, diễu hành trên đường phố với những tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, chương trình biểu diễn lân sư rồng, hoạt động triển lãm và giao lưu thư pháp - thư họa; lễ thả phúc khí cầu và thả hoa đăng… Lễ hội Chùa Ông năm nay có sự tham gia của đoàn đại biểu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Singapore.    

Trong năm 2024, trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra nhiều lễ hội ở các địa phương như: huyện Vĩnh Cửu có Lễ hội Sa-yang-va của đồng bào dân tộc Chơro xã Phú Lý (tháng 3 âm lịch); lễ hội truyền thống tại đình Phú Trạch, xã Thạnh Phú; đình Long Chiến, xã Bình Lợi; đình Cẩm Vĩnh, xã Tân Bình (từ tháng 02 đến tháng 4 âm lịch)… Huyện Định Quán có Lễ hội Lồng tồng (lễ hội Xuống đồng) của đồng bào các dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Dao… sinh sống tại ấp 8, xã Thanh Sơn và một số địa phương cấp huyện khác.

Trên địa bàn toàn tỉnh có 68 di tích đã được xếp hạng (02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 29 di tích cấp quốc gia, 37 di tích cấp tỉnh) và hơn 1,5 ngàn di tích phổ thông; trong đó, một số di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật thường tổ chức các lễ hội truyền thống hàng năm như: lễ hội kỳ yên ở đình, lễ vía Bà ở miếu, lễ vía Quan Thánh Đế quân... Bên cạnh đó, còn có các lễ hội được tổ chức ở cộng đồng các dân tộc như: Lễ cấp sắc của dân tộc Dao; lễ hội Sen Đolta, lễ hội Ooc Om Bok của dân tộc Khmer...

Với khởi đầu mùa lễ hội năm 2024 bằng các hoạt động kỷ niệm 340 năm kiến lập di tích Thất phủ Cổ miếu - Chùa Ông (ngày 18-22/02/2024) sẽ góp phần đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu văn hóa tín ngưỡng, tinh thần cho người dân, phát huy hiệu quả giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, nâng cao sinh kế cho người dân nơi tọa lạc di tích. Đồng thời, việc phát huy giá trị di sản văn hóa qua các hình thức lễ hội sẽ góp phần quảng bá vùng đất, con người Đồng Nai gắn với thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) “về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Đồng Nai trở thành nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển toàn diện và bền vững”. 

Lê Quang Cần

 

 

 

         

         

Bản in
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

    Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

  • Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

    Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

  • Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

    Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

  • Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Hôm nay:   16746
  • Tháng hiện tại:   447225
  • Tổng lượt truy cập:   6734323