Kỷ niệm 100 năm bài viết “Phụ nữ phương Đông” của Nguyễn Ái Quốc (5/1924-5/2024)

27/05/2024 14:05:24 513      Chọn cỡ chữ A a  

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò của phụ nữ Việt Nam trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Hồ Chủ tịch xác định phụ nữ là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng bền vững đối với giải phóng phụ nữ Việt Nam, để phụ nữ bình đẳng với nam giới về quyền lợi kinh kế, chính trị bắt đầu từ Tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa I (06/01/1946), đó là: “Tổng tuyển cử là một dịp để cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nói giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”[1].

Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã thấy được vị trí, vai trò của phụ nữ phương Đông đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và đòi quyền lợi kinh tế, chính trị ở các nước có trình độ phát triển. Tháng 5/1924, Nguyễn Ái Quốc viết bài “Phụ nữ phương Đông” đăng trên tạp chí Rabốtnhítxa, tiếng Nga, số 9 về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của phụ nữ các nước Thỗ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc…

Trong bài viết thông tin đến đồng bảo công chúng về tinh thần quả cảm của phụ nữ các nước phương Đông đứng lên chống kẻ thù xâm lược, cai trị đất nước của họ, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ: “Phụ nữ Thỗ Nhĩ Kỳ tham gia bảo vệ đất nước chống sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Phụ nữ Ấn Độ vùng lên chống sự đô hộ của thực dân Anh. Phụ nữ Trung Quốc tham gia cuộc cách mạng năm 1912. Phụ nữ Triều Tiên đã và đang đấu tranh vì độc lập Tổ quốc. Phụ nữ Nhật Bản đã buộc Chính phủ phải hủy bỏ đạo luật cấm phụ nữ tham gia đời sống chính trị…”[2].  

Đối với đời sống kinh tế của phụ nữ phương Đông, Nguyễn Ái Quốc mô tả “những bông hồng của phương Đông bắt đầu tỏ rõ cho chủ nghĩa tư bản thấy ở họ có những chiếc gai nhọn. Những cuộc bãi công của nữ công nhân ở các nhà máy và xưởng dệt lụa không còn là hiện tượng hiếm nữa”[3]. Về quyền lợi chính trị của phụ nữ phương Đông, Nguyễn Ái Quốc thông tin, “trong các tổ chức công đoàn Nhật Bản, phụ nữ chiếm một tỷ lệ đáng kể. Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc mới thành lập được ba năm đã có trong hàng ngũ của mình hơn 150 nữ công nhân và nữ sinh viên”[4].

Trong bài viết của mình, Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại lời kêu gọi của một nữ sinh viên đăng trên báo Phụ nữ ở Thượng Hải (Trung Quốc), đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, thực dân, đế quốc, bảo vệ lợi ích đối với người phụ nữ, đó là “Hỡi các chị em! Từ khi có chủ nghĩa tư bản, toàn bộ cơ thể xã hội đều bị ảnh hưởng tai hại của nó. Các vật phẩm do tất cả mọi người sản xuất ra, đáng lẽ phải thuộc về tất cả mọi người thì lại thuộc đặc quyền của một vài người. Ách áp bức kinh tế đã nô dịch con người, cũng ách áp bức ấy đã biến phụ nữ thành những đồ vật tùy thuộc quyền sử dụng của nam giới! Từ bao thế kỷ nay, bao nhiêu triệu con người đã bị xiềng xích như thế? Bao nhiêu triệu đàn bà đã bị hy sinh?... Lênin không những chỉ giải phóng nam giới và nữ giới trên đất nước Tiên sinh (tức Lênin), mà còn chỉ đường cho tất cả những người nghèo khổ trên thế giới… Ý chí kiên cường của Lênin đã cứu đồng bào của Tiên sinh ra khỏi cảnh đau khổ và lầm than, và đã nêu cao ngọn cờ của Quốc tế cho tất cả những người bị áp bức”[5].

Khi trở thành người đứng đầu của Đảng, Nhà nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chị em Phụ nữ Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, đó là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng thì dùng súng. Ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”[6]. Trong thư gửi Phụ nữ nhân dịp kỷ niệm Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1952), Người nói: “Hai Bà Trưng để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang, là dũng cảm kháng chiến. Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế giúp phụ nữ Việt Nam bồi dưỡng truyền thống ấy. Phụ nữ Việt Nam xứng đáng là con cháu Hai Bà và là một lực lượng trong quốc tế phụ nữ. Nhân dịp 08/3, tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc ta, phụ nữ ta đang gánh một phần quan trọng. Nhiều cụ bà ngoài bảy tám mươi tuổi, chẳng những đã xung phong đi dân công, mà còn thách thi đua với các cụ và con cháu. Các bà mẹ chiến sĩ và các chị em giúp thương binh đã hòa lẫn lòng yêu nước, yêu con, yêu chiến sĩ thành một mối yêu thương không bờ bến, mà giúp đỡ chiến sĩ và săn sóc thương binh như con em ruột thịt của mình”[7] trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc Việt Nam.

Kỷ niệm 100 năm năm bài viết “Phụ nữ phương Đông” của Nguyễn Ái Quốc (5/1924-5/2024) là dịp mỗi người con Việt Nam trong và ngoài nước nói chung, Phụ nữ nước ta nói riêng mãi mãi nhớ đến công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.  

 

[1] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, tr.153.

[2], [3], [4]Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, tr.288; tr.228; tr.228

[5] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, tr.289

[6]Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, tr.534

[7] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, tr.339

Lê Quang Cần

Bản in
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

    Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

  • Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

    Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

  • Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

    Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

  • Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Hôm nay:   18707
  • Tháng hiện tại:   449186
  • Tổng lượt truy cập:   6736284