Kỷ niệm 35 năm “Ngày Dân số thế giới" - Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa Ngày Dân số thế giới 11/7

10/07/2024 22:13:43 2471      Chọn cỡ chữ A a  

Ngày Dân số thế giới 11/7 có nguồn gốc vào năm 1989, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã lấy cảm hứng từ Ngày thế giới cán mốc 5,0 tỷ người vào 11/7/1987, đề xuất chọn thời điểm này - Ngày 11/7 hng năm làm Ngày Dân số thế giới và được Liên Hợp Quốc công nhận ngày này như là một ngày L quốc tế.

Kể từ đó cho tới nay, cứ mỗi năm, Ngày Dân số thế giới lại được kỷ niệm với một chủ đề cụ thể do Liên Hợp Quốc đưa ra. Đây là dịp để các quốc gia, mọi gia đìnhmọi người trên toàn thế giới nhận thức đúng về các vấn đề dân số toàn cầu; về nguy cơ dân số tăng quá nhanh, dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như: thiếu lương thực, thiếu nơi ở, thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường,... Từ đó, có suy nghĩ, hành động có trách nhiệm nhằm tìm tòi, sáng tạo nhiều phương thức và biện pháp để giảm nhanh tỷ lệ tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống, bình đẳng giới,... hướng tới một nền tảng tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai.

Năm 1994 tại Cairo, Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển gồm 179 quốc gia, trong đó, có Việt Nam đã thông qua chương trình hành động với tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực dân số và phát triển (ICPD). Các quốc gia đều đồng thuận với quan điểm cho rằng cần đặt con người vào vị trí trung tâm và khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa dân số và phát triển. Việc lồng ghép đầy đủ các vấn đề dân số vào các chiến lược phát triển, vào công tác lập kế hoạch, ra các quyết định và phân bổ nguồn lực ở các cấp, vùng nhằm giải quyết hợp lý các chỉ tiêu dân số, bao gồm tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu tuổi, mức sinh, mức chết, di cư... đều ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của phát triển con người, kinh tế và xã hội.

Ngày Dân số thế giới năm 2024, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) kỷ niệm 35 năm ngày Dân số thế giới (1989-2024) và 30 năm thực hiện Chương trình hành động Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển (1994-2024). Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, trên toàn cầu còn nhiều vấn đề chưa được đáp ứng. Mỗi ngày, trên thế giới có khoảng 800 phụ nữ tử vong vì những nguyên nhân có thể phòng tránh được có liên quan đến thai sản. Điều này tương đương với hơn 290.000 phụ nữ tử vong mỗi năm. Bạo lực đối với phụ nữ ảnh hưởng đến gần 1/3 phụ nữ trên toàn thế giới. Hiện mới chỉ khoảng 55% phụ nữ có khả năng tự đưa ra quyết định về sức khỏe sinh sản và tình dục của mình. Một nửa dân số thế giới hiện đang sống ở các trung tâm đô thị. Đến năm 2050, con số này sẽ là gần 70%...

Tại Việt Nam, trong 30 năm qua, kể từ khi Việt Nam hưởng ứng tham gia Ngày dân số thế giới, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 cho đến nay tiếp tục duy trì xung quanh mức sinh thay thế. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng; Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng 33,7 năm từ 40 tuổi (1960) lên 73,7 (2023). Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; Công tác tuyên truyền, giáo dục, nhận thức về dân số và kế hoạch hóa gia đình của các cấp, các ngành và toàn dân có bước đột phá. Mỗi cặp vợ chồng có hai con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Dịch vụ dân số và kế hoạch hóa gia đình được mở rộng, chất lượng ngày càng cao.

Ngày Dân số Thế giới 11/7/2024, Việt Nam lựa chọn chủ đề “Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững”, nước ta áp dụng những cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết tình trạng bất bình đẳng và thu hẹp khoảng cách về phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng và các nhóm dân cư. Việt Nam cũng vừa vượt mốc hơn 100 triệu dân. Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 đến nay tiếp tục duy trì xung quanh mức sinh thay thế. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh.

Bên cạnh đó, công tác dân số vẫn còn một số khó khăn và thách thức: Chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng; Tốc độ già hóa dân số nhanh và sớm trở thành quốc gia dân số già là thách thức lớn cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội, những năm gần đây, mức sinh có xu hướng giảm, tình trạng già hóa dân số sẽ diễn ra trong tương lai gần, nhất là ở những đô thị, khu vực có tốc độ phát triển nhanh (tiêu biểu như: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long) đang chứng kiến có tỷ lệ sinh giảm dưới hai con/phụ nữ. Ngược lại, ở những khu vực chậm phát triển lại có tỷ lệ sinh cao trên 2,5 con/phụ nữ; tỷ suất giới tính khi sinh vẫn luôn ở mức cao; chất lượng dân số, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn hạn chế và một số nội dung quan trọng khác sẽ tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước cả trong hiện tại và tương lai.

Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác truyền thông cho cộng đồng với những nội dung cụ thể: Lợi ích của việc sinh đủ hai con; chuyển đổi hành vi về giới và bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi; nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội; lợi ích và tầm quan trọng của việc tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn cho nam/nữ thanh niên; thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; phổ biến các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống…; ý nghĩa, tầm quan trọng của chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi; các nội dung rèn luyện thân thể, phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi; cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù (vị thành niên, thanh niên, người lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất…) góp phần giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn, giảm phá thai, dự phòng vô sinh và nâng cao chất lượng dân số. Ưu tiên truyền thông dành cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, bao gồm người dân tộc thiểu số, người di cư, người khuyết tật và những người bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu.

Theo đó, các hoạt động cần chú trọng tổ chức như mít tinh, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đối thoại, tọa đàm, giao lưu… về thực trạng, thách thức và giải pháp để từng bước giải quyết vấn đề dân số và phát triển trong thời gian tới; lồng ghép các nội dung truyền thông về dân số và phát triển vào hoạt động của cơ quan, đơn vị, đoàn thể, sinh hoạt cộng đồng.

Ở Đồng Nai, những năm qua, các cấp ủy đảng luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát công tác dân số. Đã triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình năm 2024 tại 85 xã thuộc 10 huyện, thành phố (thành phố Biên Hòa không tổ chức). Thời gian tổ chức chiến dịch từ tháng 4/2024 đến hết tháng 10/2024. Kết quả đến thời điểm 6 tháng đã thực hiện được 08/10 huyện, thành phố; còn 02 đơn vị chưa thực hiện: Long Khánh, Trảng Bom.

Đồng Nai hưởng ứng chủ đề Ngày dân số thế giới 11/7/2024

Để nâng cao chất lượng dân số, Sở Y tế đã triển khai chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đạt nhiều kết quả nổi bật. Trong 6 tháng đầu năm 2024, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh, Đồng Nai đã sàng lọc trước sinh và sơ sinh (SLTS&SS) cho các đơn vị thực hiện từ đầu năm; tổ chức tuyên truyền, tư vấn cho phụ nữ mang thai, sản phụ và đối tượng liên quan về lợi ích của thực hiện SLTS&SS để phát hiện các bệnh lý di truyền như: bệnh Down, hội chứng Ewards, dị tật ống thần kinh, suy giáp, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận, tan máu bẩm sinh (Thalassemia) thể nặng và các bệnh lý di truyền, dị tật khác… tại các cơ sở y tế; thực hiện sàng lọc trước sinh cho 11.456/15.180 thai phụ, chiếm tỷ lệ 75% số phụ nữ mang thai, phát hiện 45 ca nghi ngờ mắc dị tật bào thai, tư vấn, hướng dẫn chuyển tuyến trên để thực hiện chẩn đoán xác định; sàng lọc sơ sinh cho 13.068/16.020 trẻ đạt 81,57% số trẻ được sinh ra, phát hiện 207 ca nguy cơ mắc các bất thường bẩm sinh, tư vấn, hướng dẫn chuyển tuyến trên để thực hiện chẩn đoán xác định.

Đồng thời, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện mô hình lồng ghép nội dung kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giới, bình đẳng giới thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo dục sức khỏe sinh sản, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng tránh thai ngoài ý muốn cho 11.334 học sinh (73 lớp) tại các trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh; tổ chức 54 lớp tập huấn cho 1.975 người là lãnh đạo, người có úy tín trong cộng đồng về nội dung kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh đưa vào hương ước, quy ước của ấp, khu phố, cụm dân cư; Duy trì mô hình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái tại phường, xã để tôn vinh, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội; tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT) tại 170 xã, phường, thị trấn; phối hợp tuyên truyền các nội dung về chính sách, pháp luật liên quan đến NCT, trạm y tế xã, phường hỗ trợ truyền thông tại các buổi sinh hoạt CLB NCT trên địa bàn tỉnh với các nội dung về tâm sinh lý NCT, chăm sóc sức khỏe của NCT; phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh, đặc biệt là các bệnh thường gặp ở NCT.

Lê Sơn

Bản in
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

    Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

  • Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

    Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

  • Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

    Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

  • Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Hôm nay:   18661
  • Tháng hiện tại:   339842
  • Tổng lượt truy cập:   6626941