Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng

09/10/2023 15:40:16 1180      Chọn cỡ chữ A a  

Xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng. Chính vì vậy, thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, mạnh mẽ trong công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, giữ vững quốc phòng, an ninh và xây dựng nông thôn mới.

Đồng Nai là địa phương có diện tích rừng và tỷ lệ độ che phủ rừng cao nhất khu vực Đông Nam Bộ với diện tích rừng là 181.376 ha[1]; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 29,24%, cũng là tỉnh tiên phong thực hiện đóng cửa rừng để bảo tồn và phát triển rừng. Để đạt được kết quả tích cực trên, những năm qua Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, nhất là quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng hiệu quả, hợp lý, khoa học nguồn tài nguyên rừng.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác bảo vệ và phát triển rừng, thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương, các cơ quan báo, đài trong tỉnh đã xây dựng hướng dẫn công tác tuyên truyền nhằm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác bảo vệ và phát triển rừng. Chỉ tính riêng giai đoạn 2017-2022, toàn tỉnh đã tổ chức 342 hội nghị với 17.886 người tham đự; 36 lớp tập huấn, diễn tập với 2.376 người tham dự; phát sóng tuyên truyền cảnh báo cháy rừng trên truyền hình 720 lượt; 462 lượt phát thanh tuyên truyền trên đài truyền thanh xã/phườmg/thị trấn; phát hành 9000 tờ rơi; ký hơn 36.000 bản cam kết với các hộ dân sống trong rừng, ven rừng về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai đã thông tin, tuyên truyền trên trang thông tin điện tử www.dnrtv.org.vn; trang facebook Thời sự Đồng Nai; kênh Youtube Truyền hình Đồng Nai; kênh tiktok Đồng Nai TV và trên app ĐNlive… Ngoài ra, thông qua hội nghị báo cáo viên hàng tháng, giao ban công tác báo chí - xuất bản hàng tháng, quý, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã kịp thời định hướng hệ thống tuyên giáo trong tỉnh, các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý, phát triển rừng.

 

Pano tuyên truyền ven đường vào xã Phú lý, huyện Vĩnh Cửu (Ảnh: TL)

Trên thực tế, công tác tuyên truyền trong những năm qua được tỉnh Đồng Nai rất chú trọng thực hiện. Do vậy, người dân hiểu ý nghĩa, giá trị, hiệu quả của việc bảo vệ, quản lý và phát triển rừng, qua đó công tác bảo vệ, trồng rừng, quản lý rừng phát triển rất mạnh; các tổ nhận khoán/khoanh nuôi rừng phòng hộ, đặc dụng tự chủ động tuần tra, cùng xây dựng quy chế bảo vệ rừng được người dân trong tỉnh nghiêm túc thực hiện. Những năm qua, nhiều diện tích rừng đặc dụng của tỉnh luôn được bảo vệ tốt, tình trạng phá rừng, xâm lấn rừng đều được kiểm soát, ngăn chặn kịp thời; việc huy động lực lượng tại chỗ tham gia vào công tác phòng cháy chữa cháy rừng luôn được Nhân dân ủng hộ, tham gia nhiệt tình… Có thể thấy, việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong thời gian qua, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

          Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được công tác tuyên truyền ở một số địa phương, cơ sở có lúc, có việc chưa đạt yêu cầu; một số cấp ủy cơ sở chưa phát huy vai trò của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, phát triển rừng, việc in ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền công tác bảo vệ và việc vận động các hộ gia đình sống trong rừng, gần rừng và ven rừng ký cam kết bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn; kinh phí dành cho hoạt động tuyên truyền về bảo vệ, hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ rừng, tuần tra truy quét chống phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng còn thấp nên hiệu quả chưa đạt như mong muốn.

Để công tác tuyên truyền trong thời gian tới đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn cần có những giải pháp đồng bộ như tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, nhất là, cần có những hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với trình độ của đồng bào các dân tộc, người dân ở vùng sâu, vùng xa nhằm khuyến khích, thu hút được đông đảo người dân tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, tích cực, chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; phát huy tối đa vai trò là kênh huy động các nguồn lực xã hội và sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững, qua đó, góp phần tích cực trong việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trong thời gian tới.

                                                                                                                                                                                                        Trần Thị Mai Chi



[1] Với diện tích rừng tự nhiên là 123.939 héc ta, rừng trồng 57.437 héc ta

Bản in
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

    Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bắt đầu diễn ra ngày 13/3/1954 - “Quyết định lịch sử” thay đổi vận mệnh dân tộc

  • Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

    Thượng úy Vi Hữu Toàn với mô hình “Khéo tuyên truyền, khéo vận động, khéo tổ chức”

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam

  • Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

    Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước

  • Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Kỷ niệm 69 năm Thầy thuốc Việt Nam (27/02) - Phát huy truyền thống vẻ vang “Lương y như từ mẫu” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Hôm nay:   3760
  • Tháng hiện tại:   324941
  • Tổng lượt truy cập:   6612039